Sunday, May 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiChuyên gia quân sự Nga: Nga lấy gì để dọa Anh?

Chuyên gia quân sự Nga: Nga lấy gì để dọa Anh?

Xin được tiếp tục giới thiệu bài trả lời phỏng vấn ngắn báo “Svobodnaia Preesa.ru” về chủ đề Hải quân Nga lấy gì để dọa Anh?

Bài viết của các chuyên gia Nga quen thuộc, Đại tá hải quân, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm pháo bình và tên lửa, TS KHQS Konstantin Sivkov và Đại tá hải quân Xergey Ishneko nhân có ý kiến đề xuất của Chủ tịch Đảng tự do dân chủ Nga Zirinovski về những biện pháp cảnh cáo nước Anh

Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa.ru” ngày 19/4/2019. Người phỏng vấn và viết bài – phóng viên Aleksey Verkhoiantsev.

 I. Phần dẫn của phóng viên Aleksey Verkhoiantsev

Nhà lãnh đạo Đảng dân chủ tự do Nga (đảng chính trị có đại biểu trong Duma quốc gia Nga-ND) Vladimir Zirinovski mới viết trên trang mạng xã hội của mình là nước Nga cần phải đáp trả Phương Tây một cách cứng rắn hơn so với những gì đã làm trong thời gian Mỹ và đồng minh tấn công Syria, và phải “vượt trên ngăn chặn” .

V.Zirinovski viết: “Cụ thể, nếu xuất hiện nguy cơ bị không kích, (Nga) điều các tàu của Hạm đội Baltich đến bờ biển nước Anh. Không cần xâm nhập lãnh hải, không cần phóng tên lửa, mà chỉ điều (tàu) đến đó (Anh), bố trí thành một đội hình hình móng ngựa quanh những hòn đảo (của Anh).

Làm như thế sẽ tạo ra một hiệu ứng tâm lý cực mạnh, và (người Anh) sẽ nguội ngay ý định muốn làm căng thẳng tình hình và không còn muốn đùa với người Nga”.

Vị chính khách này cũng cho rằng, (Nga) cũng không nên chỉ giới hạn ở biện pháp gây sức ép tâm lý. “Nếu như họ vẫn quyết định tiến hành đòn tấn công, thì (Nga) cần phải không chỉ bắn hạ tât cả các tên lửa, mà còn đánh những đòn trả đũa vào những tàu và máy bay phóng những tên lửa đó.

Đó không phải là những hành động xâm lược, mà là một biện pháp tự vệ đủ độ để (người Anh) sẽ không còn lặp lại (các đòn tấn công đó nữa)”.

V.Zirinovski viết tiếp: “Người Mỹ và đặc biệt là người Châu Âu, đã nhiều thập kỷ nay không tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự nào,họ đã trở nên béo phệ và không muốn chia tay với lối sống quen thuộc và vì thế, một khi đã hiểu là những hành động của họ sẽ dẫn đến đâu, họ sẽ lùi bước ngay lập tức”.

Nhưng đề xuất “nóng này” đó của vị lãnh đạo Đảng dân chủ tự do Nga này có cơ sở đến mức độ nào?

II. Phần phỏng vấn

1. Phó chủ tịch Viện các vấn đề địa chính trị Nga, Đại tá hải quân Konstantin Sivkov.

–  Nếu như chúng ta (Nga) phong tỏa nước Anh bằng lực lượng chỉ của Hạm đội Baltich, thì đó chỉ là một trò cười. Hạm đội Baltich chỉ có 2-3 tàu có khả năng tác chiến hoạt động trên các đại dương. Tất cả những tàu còn lại- đấy là những tàu hộ vệ và tàu cỡ nhỏ hoạt động ở khu vực gần bờ.

Chuyen gia quan su Nga: Nga lay gi de doa Anh?
Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga, Đại tá, TS KHQS Konstantin Sivkov.

“SP”: -Còn nều như điều thêm cả Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga?

– Nó (Hạm đội Biển Bắc), tất nhiên, mạnh hơn (Hạm đội Baltich), nhưng cũng không quá hùng hậu. Những tàu có khả năng tác chiến trên các đại dương của Hạm đội Biển Bắc cũng không nhiều lắm.

Tàu tuần dương mang máy bay hạng nặng “Đô đốc Kuznhetsov” thì đã không thể “hành quân” qua một cự ly (lớn) như vậy. Đã đến lúc phải sửa chữa phần động cơ. Và (Kuznhetsov) cũng không có quá nhiều các phi công được huấn luyện tốt có thể cho máy bay cất cánh từ tàu tuần dương.

Mà nếu như máy bay không thể cất cánh từ tàu tuần dương (Kuznhetsov) thì riêng bản thân tàu không tạo ra mối đe dọa thực sự nào.

Vào thời Liên Xô thì Hạm đội Biển Bắc đã có thể điều một cụm tàu khoảng 50 chiếc đến bờ biển Anh và như vậy thì quả thực đó là một hành động gây tác động tâm lý nghiêm túc. Còn bây giờ, cố gắng lắm thì chúng ta cũng chỉ huy động được tổng công khoảng 15 tàu.

Mà đấy là cộng cả các tàu có khả năng chiến đấu nhất của cả Hạm đội Baltich, Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. Trong khi đó thì một cụm tàu sân bay tấn công của Mỹ đã có khoảng 10 tàu.

Tất nhiên, cũng có thể ”xua” các tàu ngầm đến gần các đảo của Anh. Nhưng các tàu ngầm này sẽ không di chuyển trên mặt nước để đến đó. Thế thì lấy đâu ra hiệu ứng phô trương sức mạnh và đe dọa kẻ thù?

Và nếu làm như vậy, chúng ta không chỉ không phô trương được sức mạnh, mà ngược lại, tự đặt mình vào một tình trạng tương đối đáng thương. Và tôi rất ngạc nhiên là không hiểu sao một trí tưởng tượng hạng ba như thế lại có thể xuất hiện trong đầu một đại biểu Duma (đại biểu Quốc hội) và một chính khách lão luyện như vậy của chúng ta.

Không chỉ chúng ta không tạo ra được mối đe dọa nào, mà còn tạo ra thêm cho người Anh một cái cớ để cáo buộc chúng ta là có chính sách hiếu chiến và đe dọa sử dụng vũ lực.

Ngoài ra, chính bản thân nước Anh đối với chúng ta cũng không phải là một đối thủ quân sự thực thụ. Người Anh không có những khả năng quân sự lớn đủ dể tiến hành các đòn tấn công Syria. Họ không có qúa nhiều tên lửa và chúng (các tên lửa đó) sẽ bị bắn hạ nhanh hơn các tên lửa của Mỹ nhiều.

“SP”: – Thế thì lấy cái gì để đáp trả nước Anh?

– Đơn giản là không cần để ý đến một quốc gia không có một tiềm lực quân sự thực sự. Điều duy nhất làm cho nó (nước Anh) thành một nước có ý nghĩa quan trọng về mặt quân sự – đó là vũ khí hạt nhân.

“SP”: – Công cuộc hiện đại hóa Hải quân Nga vẫn được tiến hành bất chấp các biện pháp cấm vận chứ?

– Thứ nhất, hiện nay tàu cỡ lớn nhất mà chúng ta đang đóng – đó là các tàu lớp khinh hạm. Lượng giãn nước 4.500 tấn. Đấy không phải là các tàu tuần dương và cũng không phải là các tàu khu trục.

RELATED ARTICLES

Tin mới