Wednesday, November 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaẤn Độ và Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng để đối...

Ấn Độ và Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó với TQ

Căng thẳng với Trung Quốc đã đẩy các quốc gia châu Á bao gồm Ấn Độ và Nhật Bản tăng cường chi tiêu quân sự, SCMP thông tin theo báo cáo chi tiêu quân sự toàn cầu.

Chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ đã tăng 5,5% lên 63,9 tỷ USD trong năm 2017, vượt qua Pháp để trở thành một trong năm quốc gia chi tiêu cho quân sự hàng đầu thế giới, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Nga là bốn nước dẫn đầu về lĩnh vực này trong năm ngoái.

“Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch mở rộng, hiện đại hoá và nâng cao năng lực hoạt động của các lực lượng vũ trang, việc này được thúc đẩy một phần bởi căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan”, báo cáo viết.

Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI, cho biết: “Căng thẳng giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng tiếp tục làm gia tăng chi tiêu quân sự ở châu Á”.

Danh sách những nước chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới gần như không thay đổi trong những năm gần đây, dẫn đầu là Hoa Kỳ và Trung Quốc, với số tiền chi phí cho quân sự lần lượt là 610 tỷ USD và 228 tỷ USD vào năm ngoái, vẫn theo SIPRI.

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc cao hơn 3,6 lần so với Ấn Độ.

Với mong muốn hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc đã có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên 8,1% trong năm nay, sau khi chi tiêu quân sự năm 2017 của nước này đã tăng 5,6 % so với năm 2016.

Năm ngoái Trung Quốc và Ấn Độ đã đứng bên bờ vực chiến tranh khi xảy ra nhiều cuộc đụng độ căng thẳng giữa lính biên phòng hai nước tại vùng biên giới Doklam trên dãy Himalaya.

Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra tranh chấp biên giới căng thẳng kéo dài liên tục 72 ngày trong năm ngoái. (Ảnh: India Today)

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đã có những bước đi làm xoa dịu tình hình bằng các cuộc tiếp xúc của nguyên thủ hai nước trong thời gian gần đây, mặc dù vậy các bức ảnh vệ tinh do công ty tình báo địa chính trị của Mỹ cung cấp vào tháng 1/2018 cho thấy, hay nước này vẫn tích cực đẩy mạnh các hoạt động quân sự áp sát các điểm nóng trên đường biên giới chung.

Shashank Joshi, một nghiên cứu viên cao cấp tại Royal United Services, Anh Quốc, cho biết Ấn Độ phải tính toán lại một số bước đi trong việc đầu tư cho quốc phòng.

“Rõ ràng, quan hệ giữa Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc đã xấu đi trong khoảng một thập kỷ qua, và đặc biệt kể từ năm 2016 trở đi. Điều này không có tác động đáng kể đến mức chi tiêu chung cho quân sự của Ấn Độ, nhưng nó làm thay đổi các khoản đầu tư cụ thể”, ông nói.
“Ấn Độ phải ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho các lực lượng chiến đấu chuyên tác chiến trên các vùng rừng núi – thực tế Ấn Độ đã xây dựng lực lượng này nhắm vào việc đối phó với Trung Quốc chứ không phải Pakistan. Mặc dù việc phát triển lực lượng này còn chậm nhưng chắc chắn. Ngoài ra Ấn Độ cũng đang đầu tư phát triển tàu sân bay mới và máy bay chiến đấu”.

Adam Ni, một nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết tăng chi tiêu quân sự của Ấn Độ không đủ lớn để có thể theo kịp với Trung Quốc.

Ông cho biết thêm rằng đánh giá về chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong báo cáo của SIPRI có “sai biệt quá lớn” so với thực tế, nhất là trong đánh giá về mức đầu tư của nước này cho việc nghiên cứu và phát triển vũ khí.

“Ấn Độ đang cố gắng làm mọi thứ có thể để cân bằng với sự phát triển quân sự của Trung Quốc. Nhưng bên cạnh đó Ấn Độ cũng tính toán các nước cờ làm sao để Trung Quốc phải rơi vào thế chịu đựng gánh nặng khi chạy đua vũ trang”, ông nói.

Chi tiêu quân sự trên toàn thế giới tăng nhẹ trong năm ngoái lên 1,73 nghìn tỷ USD, tương đương 2,2% tổng sản phẩm toàn cầu, SIPRI thông tin.

Báo cáo cho thấy Nhật Bản vẫn chỉ ở vị trí thứ tám về chi tiêu quân sự, tuy nhiên nước này liên tục tăng đầu tư cho lĩnh vực này, cụ thể đã tăng 1,3% (khoảng 45,76 tỷ USD) mức đầu tư so với năm ngoái, và là năm thứ 6 liên tiếp nước này tăng chi tiêu cho quốc phòng, theo một phân tích ngân sách được chính phủ Nhật Bản công bố vào tháng trước.

Nhật Bản cũng không ngừng đầu tư cho quốc phòng để đối phó với tham vọng của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)

Sự gia tăng chi tiêu quân sự của Nhật Bản thể hiện sự thay đổi trong chính sách quốc phòng của nước này.

“Các mối đe dọa bắt nguồn từ Trung Quốc và Triều Tiên vẫn là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chiến lược an ninh của Nhật Bản”, báo cáo cho biết.

RELATED ARTICLES

Tin mới