Wednesday, November 20, 2024
Trang chủBiển nóngTên lửa tầm xa của TQ ở Biển Đông có thể vươn...

Tên lửa tầm xa của TQ ở Biển Đông có thể vươn xa tới đâu?

Việc Trung Quốc triển khai tên lửa tầm xa tại các đảo nhân tạo ở Biển Đông sẽ củng cố và tăng cường hơn nữa sự kiểm soát đối với khu vực, và làm phức tạp thêm sự di chuyển tài sản quân sự Mỹ qua khu vực, theo Defense News hôm 5/5.

Ông Collin Koh, một nghiên cứu viên của Chương trình An ninh Hàng hải tại Trường nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, gọi sự triển khai này là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thật sự tăng cường các hoạt động trên quần đảo Trường Sa.

Ông Koh dự kiến sẽ thấy Trung Quốc triển khai luân chuyển các tài sản quân sự có sức mạnh như máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, tới các căn cứ không quân ở đó, trong thời gian tới như là một phần của chiến lược kiểm soát từ từ của Trung Quốc tại vùng biển chiến lược này.

Tờ CNBC (Mỹ) đưa tin đầu tuần này rằng Trung Quốc đã lặng lẽ triển khai tên lửa đất đối không HQ-9, và tên lửa siêu thanh chống tàu chiến YJ-12, trên các tiền đồn của họ ở Biển Đông trong tháng qua, trích dẫn các nguồn tin giấu tên, nhưng hiểu biết rất rõ về các báo cáo tình báo của Mỹ, trong đó không nói cụ thể tên lửa được bố trí trên những hòn đào nào mà Trung Quốc đang chiếm đóng.

Việc Bắc Kinh triển khai tên lửa diễn ra sau khi tờ Thời báo Phố Wall (WSJ) đưa tin hồi tháng trước rằng quân đội Trung Quốc đang sử dụng các thiết bị chiến tranh điện tử lắp đặt trên các hòn đảo, để làm nhiễu máy bay Hải quân Mỹ hoạt động trên không phận quốc tế ở Biển Đông.

Phát biểu với tờ Defense News, ông Koh cho rằng sự hiện diện của các tên lửa với tầm bắn được cho là từ 160 đến 295 hải lý, biểu thị rằng Trung Quốc coi các đảo nhân tạo là những căn cứ quan trọng, đáng được bố trí các vũ khí này để bảo vệ. Được xây dựng bằng cát nạo vét từ đáy biển, các hòn đào này hiện đã có các đường bay, căn cứ quân sự, cơ sở hạ tầng hỗ trợ và các không gian cho tàu đến cập bến.

Tờ CNBC đã gọi những tên lửa này là “phòng thủ” về bản chất. Tuy nhiên, trên thực tế, những tên lửa này cũng sẽ cho phép Trung Quốc nhắm tới các mục tiêu ở xa thuộc vùng trời và vùng biển xung quanh, bao gồm các căn cứ của các nước  khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tên lửa HQ-9 do Trung Quốc chế tạo dựa trên hệ thống phòng không S-300 của Nga, mặc dù các dẫn xuất của nó, đã được Trung Quốc cải tiến qua nhiều năm. HQ-9 được sử dụng để phòng không tầm xa, cho các mục tiêu chiến lược. Việc triển khai hệ thống tên lửa HQ-9 ở quần đảo Trường Sa giúp Trung Quốc có khả năng nhắm mục tiêu vào các máy bay của đối phương trên toàn bộ quần đảo.

 Tầm bắn của tên lửa đất đối không HQ-9.

Tầm bắn của tên lửa đất đối không HQ-9. (Ảnh: Google)

Liên quan đến tên lửa siêu thanh chống tàu chiến YJ-12, về mặt lý thuyết nó cho phép Trung Quốc ngăn chặn tàu thuyền vận chuyển trong một vòng cung, trải dài từ bờ biển miền Trung Việt Nam, đến bang Sabah phía đông của Malaysia, và đảo Palawan của Philippines, nếu chúng được triển khai trên đảo Hải Nam và các hòn đảo mà Trung Quốc kiểm soát trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, như được đồ họa trong hình ảnh dưới đây.

Tầm bắn của tên lửa siêu thanh chống tàu chiến YJ-12.

Tầm bắn của tên lửa siêu thanh chống tàu chiến YJ-12. (Ảnh: Google)

Tuy nhiên, ông Koh không nghĩ sẽ có những tin tức về việc triển khai tên lửa được công bố, vì nó dường như đi ngược lại những cam kết trước đây của Trung Quốc không “quân sự hóa” Biển Đông, một hành động tạo ra nhiều sự phản đối từ các nước trong khu vực hoặc từ các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông.

Cũng theo ông Koh, bất kỳ sự phản kháng nào từ khu vực sẽ không ngăn cản được Trung Quốc theo đuổi hành vi tương tự, hoặc thậm chí có còn làm gia tăng mức độ [gây hấn của Trung Quốc] trong tương lai.

Tên lửa siêu thanh chống tàu chiến YJ-12 của Trung Quốc. (Ảnh: Getty Image)

Tên lửa siêu thanh chống tàu chiến YJ-12 của Trung Quốc. (Ảnh: Getty Image)

Ông Koh cũng cho rằng: “những gì Trung Quốc đang làm bây giờ, chính xác là những gì của chiến lược ‘Vùng Xám’ (Gray Zone) hay chiến lược ‘suýt soát chiến tranh’, trong đó [Trung Quốc] duy trì những hành động của họ dưới ngưỡng ‘giới hạn đỏ’, trong khi thực hiện những mưu đồ có tính toán, đẩy các đối thủ của họ trước ‘việc đã rồi’”.

Với chiến lược ‘vùng xám’ ở Biển Đông, Trung Quốc tìm cách thay đổi hiện trạng mà không công khai sử dụng vũ lực, thường xuyên sử dụng các tàu dân sự và bán quân sự, và chiến thuật “cắt lát salami” (ban đầu chỉ là những hành động nhỏ, có tính chất tăng dần, không đủ để tạo ra sự cố, nhưng sẽ tích tụ dần dần để trở thành những thay đổi lớn) ở Biển Đông.

Các tên lửa cũng sẽ giúp Trung Quốc làm phức tạp các hoạt động và di chuyển thời bình của các máy bay chiến đấu và các tàu chiến Mỹ đi qua khu vực để tiến hành các hoạt động tự do hàng hải. Về cơ bản, việc bố trí các tên lửa giúp Bắc Kinh mở rộng vùng ‘chống tiếp cận/chống xâm nhập, từ Trung Quốc Đại lục ra Biển Đông.

Đô đốc, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Philip Davidson.

Đô đốc, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Philip Davidson. (Ảnh: Getty)

Đô đốc Hải quân Mỹ Philip Davidson, người mới được đề cử làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương và được Thượng Viện phê chuẩn vào tuần trước, đã phát biểu trong phiền điều trần để phê chuẩn rằng để đảm bảo an ninh khu vực “các hoạt động của Mỹ tại Biển Đông, bao gồm quyền tự do hoạt động hàng hải, phải được duy trì thường xuyên và đều đặn”.

RELATED ARTICLES

Tin mới