Tuesday, January 7, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ bới chuyện Mỹ muốn phân Nga làm 3

TQ bới chuyện Mỹ muốn phân Nga làm 3

Brzezinski cho rằng nếu làm như vậy thì Nga vĩnh viễn không thể cản trở Mỹ và không thể hình thành bất kỳ mối đe dọa nào đối với Mỹ.

 

 

Phân Nga làm 3

Tạp chí Thế giới đương đại của Trung Quốc mới đây có bài phân tích về mối quan hệ Nga-Mỹ, trong đó lật lại quá khứ và câu chuyện một cố vấn an ninh quốc gia Mỹ từng đề xuất việc chia Nga làm 3 phần.

Tạp chí Trung Quốc nhận định chia cắt hoặc làm tan rã nước Nga luôn là mục tiêu mà Chính phủ Mỹ ra sức thực hiện. Quan điểm nổi tiếng nhất là của cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski.

Theo đó, chia Nga thành 3 quốc gia với một phần ở châu Âu, một phần ở phía Tây Siberia và phần còn lại ở Viễn Đông. Brzezinski cho rằng nếu làm như vậy thì Nga vĩnh viễn không thể tiếp tục hình thành bất kỳ mối đe dọa nào đối với Mỹ, Mỹ có thể muốn làm gì thì làm mà không bị cản trở.

Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng, dù thế giới có xảy ra nhiều sự thay đổi, cho dù ai lãnh đạo Chính phủ Mỹ, mưu đồ của Brzezinski đối với Nga vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.

Lật đổ chính quyền là bước đi đầu tiên để chia cắt và làm tan rã một quốc gia. Hơn nữa, lật đổ, bôi nhọ, thậm chí không có lý do nào cũng tiêu diệt nhà lãnh đạo cao nhất của một đất nước được bầu hợp pháp lại là con đường tất yếu để lật đổ chính quyền.

Những năm gần đây, Mỹ lợi dụng sự phát triển của mạng Internet, có ý đồ nhân bản kinh nghiệm thành công của Washington tiến hành các cuộc cách mạng sắc màu trên thế giới ở Nga, không ngừng đẩy mạnh thâm nhập trực tiếp một cách có tổ chức, có kế hoạch vào xã hội Nga, định thông qua các tổ chức phi chính phủ được điều động thường trú tại Nga để xây dựng thế lực chống lại Tổng thống Putin trên khắp nước Nga.

Theo tạp chí Thế giới đương đại, để vây ép tiêu diệt đối thủ, Mỹ cũng không từ thủ đoạn nào. Ngay từ năm 1974, để hạn chế thương mại với Liên Xô, Mỹ đã công bố Luật Jackson – Vanik, chấm dứt cung cấp ưu đãi tối huệ quốc và các khoản vay do chính phủ bảo lãnh cho những nước hạn chế dân di cư như Liên Xô, các nước Đông Âu…

Sau mấy chục năm, Liên Xô và Đông Âu với ý nghĩa như trước kia đã không còn tồn tại, nhưng đạo luật này vẫn không bị xóa bỏ, phân biệt đối xử về thương mại luôn phát huy tác dụng.

Quan hệ thương mại giữa Nga và Mỹ chưa bao giờ tốt đẹp. Năm 2011, kim ngạch thương mại song phương lên tới 31,2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2005, là mức cao nhất trong nhiều năm.

Năm 2014, Mỹ trừng phạt Nga, kim ngạch thương mại song phương giảm xuống còn 29,2 tỷ USD. Hai nước cũng chưa từng triển khai hợp tác thực chất trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, vật liệu, chế tạo dụng cụ chính xác, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao…

Trung Quoc boi chuyen My muon phan Nga lam 3
Mỹ tìm mọi cớ để tiếp tục áp đặt chính sách trừng phạt chống Nga

Chiến tranh thương mại chỉ là một lĩnh vực, lĩnh vực chủ yếu hơn là chiến tranh năng lượng. Nga là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Kỹ thuật sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã khá hoàn thiện. Hai nước đều cần có thu nhập cao hơn và lâu dài hơn từ dầu mỏ.

Sau khi bị Mỹ trừng phạt năm 2014, Nga cố gắng đẩy giá dầu trên thế giới cao hơn. Đến cuối tháng 11/2016, Nga đại diện các nước sản xuất dầu mỏ không thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cùng các nước thuộc OPEC đứng đầu là Saudi Arabia tiến hành đàm phán nhiều lần, cuối cùng đạt được hiệp định sẽ giảm 1,8 triệu thùng/ngày bắt đầu từ năm 2017.

Sau đó, giá dầu thô tăng lên rõ rệt. Hai bên tiếp tục kéo dài thời hạn cắt giảm việc sản xuất dầu, nêu rõ kéo dài tới cuối năm 2018.

Không chấp nhận rơi vào thế yếu, Mỹ đã tăng mạnh sản lượng dầu khai thác. Vào cuối tháng 1/2018, sản lượng dầu của Mỹ trên 9,9 triệu thùng/ngày, cơ bản gần bằng sản lượng dầu của Saudi Arabia, trong đó sản lượng dầu đá phiến lên tới hơn 5 triệu thùng/ngày, giá thành sản xuất dưới 40 USD/thùng.

Cơ quan năng lượng quốc tế dự báo ngành dầu khí của Mỹ sẽ chào đón sự phồn vinh mang tính nhảy vọt, từ năm 2018 đến 2025, Mỹ chiếm 80% lượng tăng dầu mỏ trên toàn thế giới.

Những đòn chèn ép của Mỹ

Về mặt địa chính trị, tạp chí Thế giới đương đại Trung Quốc cũng điểm lại hàng loạt bước đi của Mỹ cùng các đồng minh “chèn ép” Nga, trong đó tư tưởng chủ đạo được dựa trên quan điểm của 2 chuyên gia địa chính trị, Mackinder của Anh và Mahan của Mỹ.

Tư tưởng chủ đạo của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh là ý đồ thống trị Đông Âu, nắm được trung tâm châu Âu và kiểm soát biển để kiểm soát toàn bộ thế giới.

Anh và Mỹ đều cho rằng Thế chiến II kết thúc làm cho phạm vi thế lực của các quốc gia thuộc trung tâm lục địa Á – Âu không ngừng mở rộng, đồng thời có quốc gia có năng lực bành trướng đến vùng rìa của lục địa, không phải là Anh, không phải là Pháp mà là Liên Xô.

Do đó, Anh và Mỹ phải không ngừng tìm giải pháp có hiệu quả nhằm kiềm chế và chèn ép Liên Xô, sau này là Nga. Sau khi Liên Xô sụp đổ, đấu tranh và xung đột giữa Mỹ và Nga về địa chính trị không những không ngừng lại mà còn xuất hiện xu hướng ngày càng quyết liệt.

Ở châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ nắm vai trò chủ đạo không ngừng bành trướng sang phía Đông.

NATO lần lượt kết nạp Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Albania, Croatia và Montengro ở khu vực Trung Âu, ba nước Baltic ở phía Đông Bắc châu Âu và Bulgaria, Romania ở khu vực Nam Âu, đồng thời lại vươn dài đến Gruzia ở phía Đông Biển Đen, dần dần thu hẹp vành đai phạm vi chiến lược của Nga.

NATO còn mong muốn đưa hệ thống phòng thủ tên lửa dịch chuyển sang các nước Trung Âu và Đông Âu, những năm gần đây lại gia tăng can dự quân sự vào những nước này, thậm chí đẩy nhanh thành lập lực lượng phản ứng nhanh, không ngừng tổ chức tập trận chung với tần suất cao.

Theo tạp chí Trung Quốc, 26 năm sau khi Liên Xô tan rã, Nga luôn ở vào tình thế bị tấn công do Mỹ chèn ép ở lục địa châu Âu. Là lá chắn cuối cùng giữa Nga và NATO ở châu Âu, Ukraine trở thành chiến trường đọ sức quyết liệt và không thể thỏa hiệp.

Ở Trung Đông, năm 2003, Chính quyền George W. Bush đã bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nga, Đức và cộng đồng quốc tế để bịa đặt về việc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, cùng với đồng minh của Mỹ là Anh, Australia và Ba Lan phát động cuộc chiến chống Iraq, từ đó thiết lập hành lang chiến lược bảo vệ lợi ích của Mỹ trong thế giới Hồi giáo.

Mỹ thông qua kiểm soát vùng lõi của lục địa Âu-Á để thực hiện kiềm chế chiến lược với các nước lớn như Nga, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Ấn Độ…

Giới chuyên gia Trung Quốc cũng tố cáo chính quyền Obama thiết lập vùng cấm bay ở Libya để lừa dối Nga và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, liên kết với nhiều nước như Anh, Pháp… để phát động không kích Libya. Hành động của Mỹ đối với Syria, Iran sau đó đã tiếp tục hình thành sự đối đầu trực tiếp với Nga, đến nay vẫn chưa dừng lại.

Xe tăng và pháo tự hành của Nga trong cuộc tập trận Zapad 2017

Ở Trung Á, sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, Chính quyền George W. Bush đã lấy danh nghĩa chống khủng bố để tấn công Afghanistan, yêu cầu Nga và 5 nước Trung Á phối hợp, đồng thời tuyên bố rõ Taliban đầu hàng thì Mỹ sẽ lập tức rút quân.

Mỹ đóng quân ở Afghanistan, thuê căn cứ quân sự ở Kyrgyzstan, thông qua Uzbekistan để hỗ trợ hậu cần cho lực lượng NATO đóng ở Afghanistan, làm suy yếu ảnh hưởng truyền thống của Nga ở khu vực này, làm cho quan hệ giữa các nước Trung Á và Nga có lúc xuất hiện sự thay đổi nhạy cảm.

Hơn 10 năm qua, quân đội Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện tại Afghanistan, đồng thời không ngừng dấy lên các xung đột nội bộ, cho phép Afghanistan bán ma túy ra nước ngoài.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chiến lược mới đối với Afghanistan lấy danh nghĩa tấn công tàn quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), thực chất là hành động kiềm chế Nam Á, Trung Á, Nga cũng như Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới