Vụ đầu độc cựu điệp viên Nga đang khiến Anh nóng vội muốn cắt nguồn năng lượng của Nga.
RT hôm 9/5 có bài bình luận cho rằng, thời điểm này, Anh và vấn đề năng lượng của họ đang gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là từ sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái từ đầu tháng 3.
Theo đó, tờ báo Nga cho rằng, trường hợp của hai cha con Skripal đã đẩy quan hệ giữa hai nước Nga và Anh vốn đã có những căng thẳng trong lịch sử, lại càng lún sâu vào khủng hoảng.
Chính phủ Anh trước đó đã đe dọa sẽ cấm nhập khẩu khí đốt của Nga liên quan tới vụ đầu độc cựu điệp viên Nga và con gái bị đầu độc ở Anh. London gọi đây là hành động phù hợp bởi vừa trừng phạt được Moscow lại đi đúng phương hướng mà châu Âu đang hướng tới là “đảm bảo an ninh nặng lượng và chống lại sự ảnh hưởng của Nga”.
RT gọi đây là kế hoạch có “tầm nhìn ngắn hạn” của London và sự tổn hại này sẽ khiến Anh mất nhiều năm để hồi phục, trong khi rõ ràng là cả hai đang có nhiều thứ để cùng nhau hợp tác đặc biệt là những mối quan hệ về năng lượng.
Tờ báo Nga nhận định, vào thời điểm này, Anh đang chịu hàng loạt các vấn đề như Brexit, sức khai thác giảm nhưng vẫn chọn việc trừng phạt bằng cách cấm nhập khẩu năng lượng Nga. Điều này sẽ chỉ gây hại cho các công ty năng lượng Anh.
Theo đó, trước hết, các công ty năng lượng Anh có thể thấy là thị trường hoạt động của họ bị thu hẹp, đặc biệt là nền tảng Brexit sẽ khiến thị trường năng lượng chung châu Âu đề phòng hơn với những công ty của Anh.
Dẫu Chính phủ của bà Theresa May lạc quan về tiềm năng có thể duy trì thị trường năng lượng chung này thì đó là khi họ chấp nhận cái giá đóng góp 700 triệu USD/năm.
16 dự án ở liên minh EU có liên quan đến Vương quốc Anh mà không có nguồn tài trợ từ Brussels. Nhiều dự án đặt trong tình trạng rủi ro cao, không được triển khai. Châu Âu có thể trở nên kiên quyết hơn so với các dự án đầu tư của Anh sau Brexit. Nhưng đây mới chỉ là một kịch bản xấu.
Điều cần quan tâm thứ hai đối với ngành năng lượng Anh là sản lượng khí đốt trên Biển Bắc của Anh đã bước vào giai đoạn suy yếu. Không chỉ bị hạn chế về sản lượng mà những thiết bị đầu cuối đã bị hỏng trước đó sau khi được phục hồi tạm thời trong giai đoạn 2013- 2017 sẽ không cho phép khai thác ở mức tối đa.
Cùng với đó, cơ sở lưu trữ khí đốt lớn nhất của Anh, Rough – đã đóng cửa vào mùa hè năm ngoái đã ảnh hưởng nghiêm trọng với tiềm năng lưu trữ năng lượng của Anh.
Hiện tại, Anh chỉ có năng lực duy trì 2% lượng tiêu thụ năng lượng hàng năm với kho dự trữ khí đốt của họ. Cùng với tỷ lệ suy giảm sản xuất sẽ vượt xa dự báo của chính quyền Anh trước đó và khiến nhập khẩu trở thành một vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Trong tình huống phức tạp như vậy, tính linh hoạt của nguồn cấp cần là mục tiêu tối thượng của cơ sở chính trị Anh.
Nhiều chuyên gia năng lượng cho rằng, Nga có thể dùng nguồn cấp khí đốt để làm vũ khí đối với năng lượng của Anh.
Nga cung cấp 7% lượng dầu thô nhập khẩu của Anh và 13% lượng sản phẩm nhập khẩu. Dầu thô chưa bao giờ thực sự là vấn đề quan trọng của Anh và Nga.
Song đến khi Nga bắt đầu cấp cho anh lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ dự án mới Yamal thì việc cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga sẽ trở thành vấn đề quan trọng.
Các phương tiện truyền thông quốc tế trước đó đã đặt dấu hỏi về việc Nga đã bán khí lô khí tự nhiên hóa lỏng đầu tiên cho Anh hồi năm ngoái nhưng lượng hàng này đã được chuyển cho quốc gia thứ ba nào đó.
Thời điểm đó, trận bão tuyết lịch sử tại Mỹ đã khiến việc lưu thông năng lượng của Mỹ bị ảnh hưởng năng nề. Dù là quốc gia đang ngày càng gia tăng nguồn năng lượng khai thác và xuất khẩu khí hóa lỏng nhưng Mỹ vẫn buộc phải mua những đơn hàng khí hóa lỏng từ nước ngoài để đảm bảo trước mắt cho những khu vực trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Tờ báo Nga cho rằng, đúng là ngoài nhà cung cấp Nga, Anh có lựa chọn khác từ Na Uy và Qatar cho các dòng năng lượng thay thế. Nhưng một khi lựa chọn nguồn năng lượng giá rẻ để bán cho nước thứ ba, người Anh sẽ không chọn Na Uy hay Qatar.
Na Uy và Qatar có thể sẵn sàng cung cấp 90% năng lượng cho Anh nhưng hàng hóa dầu và khí đốt của Nga có thể giúp đỡ rất nhiều cho Vương quốc Anh để giữ họ là nguồn cung cấp cho các thị trường khác, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.
Nga là nhà cung cấp khí đốt cho phép Anh trở thành trung gian thương mại. |
Quay trở lại vấn đề chính trị tác động đến các đòn trừng phạt và khiến Anh chấp nhận rời bỏ Nga như một nhà cung cấp cho thị trường trong nước và trung gian thương mại, tờ báo Nga cho rằng hoàn toàn là sai lầm nếu để năng lượng bị ảnh hưởng bởi chính trị.
“‘Giữ cho các lựa chọn của bạn mở rộng và hòa nhã với mọi người’ là một phương châm tốt, trong khi cấm đoán người khác, không chịu thông cảm với giới kinh doanh và khiến khách hàng trả tiền cho các quyết định chính sách đối ngoại sai lầm là một đòn tự tử kinh tế” – tờ báo Nga kết luận.