Friday, November 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLên án Nga về cầu nối Crimea, Mỹ-phương Tây 'trả đũa' Ukraine?

Lên án Nga về cầu nối Crimea, Mỹ-phương Tây ‘trả đũa’ Ukraine?

Phương Tây lên án Nga, về bề mặt là thể hiện đoàn kết với Kiev, nhưng lại chính là rào cản cho việc đón nhận Ukraine vào NATO..

Mỹ và phương Tây đồng loạt lên án Nga về cây cầu nối  Crimea với Bắc Caucasus

Ngày 16/5, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã lên án Nga về xây cầu nối bán đảo Crimea với khu vực Bắc Caucasus, khi nhìn đây là “một vi phạm nữa” đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

“NATO lên án việc xây dựng cây cầu qua eo biển Kerch nối Nga với Crimea. Crimea là một phần của Ukraine, vì vậy cây cầu này cho thấy một sự vi phạm khác đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Đó là tuyên bố của Phó phát ngôn viên NATO Piers Cazalet chỉ một ngày sau khi Nga khánh thành cầu Kerch – sự kiện làm thay đổi giá trị và ý nghĩa địa chính trị, địa chiến lược của bán đảo Crimea với nước Nga.

Ông Cazalet cũng chỉ rõ “Nga tiếp tục không tôn trọng luật pháp quốc tế”, và cho biết NATO sẽ không công nhận việc Moscow tái sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước Nga năm 2014.

Trước đó, Mỹ cũng có phản ứng gay gắt với sự kiện đặc biệt này, khi cho rằng việc xây cầu Kerch không chỉ “củng cố việc xâm lược và chiếm đóng của Nga đối với Crimea, mà còn ảnh hưởng đến vận tải đường biển”.

“Cây cầu không chỉ là nỗ lực chiếm đóng Crimea, mà còn gây trở ngại cho hoạt động hàng hải khi tàu thuyền qua lại eo biển Kerch bị giới hạn kích cỡ. Nga vẫn sẵn sàng vi phạm luật pháp quốc tế”, lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert

Còn EU thì chỉ trích Nga ngay trong ngày khánh thành cầu Kerch, khi cho rằng đó  là hành động xâm phạm chủ quyền của Ukraine, đồng thời cảnh báo sẽ tiếp tục duy trì hàng loạt lệnh cấm vận với Nga, theo Reuters.

Về phần mình, chính quyền Ukraine cũng đã kịch liệt lên án Moscow, khi Thủ tướng  Volodymyr Groysman cho rằng “lực lượng Nga đang chiếm đóng Crimea vẫn tiếp tục các hành động vi phạm luật pháp quốc tế”.

Chính quyền Kiev tuyên bố sẽ kiện Nga ra tòa về việc xây dựng cầu Kerch, bởi nó phá hoại môi trường và không cho các tàu cỡ lớn của nước này ra vào cảng ở biển Azov. Theo Kiev thì đây không khác gì hành động “phong tỏa” của Moscow.

Rõ ràng, Mỹ và phương Tây đã tỏ ra rất đồng điệu với Kiev trong phản ứng với việc Moscow làm thay đổi giá trị và ý nghĩa địa chính trị, địa chiến lược của Crimea qua việc khánh thành cầu Kerch nối bán đảo này với lục địa nước Nga.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc Washington và các đồng minh lên án Moscow về xây cầu Kerch là hoàn toàn dễ hiểu vì điều đó là tất yếu, song không hoàn toàn là thể hiện tình đoàn kết với Kiev, thậm chí là ngược lại. Tại sao vậy?

Len an Nga ve cau noi Crimea, My-phuong Tay 'tra dua' Ukraine?
Tổng thống Putin tự lái xe thông cầu Kerch lá một nỗi thẹn với phương Tây

Mỹ và phương Tây “trả đũa” Kiev vì “quyết làm mất” Crimea

Có thể thấy rằng, để Tổng thống Putin tái sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước Nga là hoàn toàn do lỗi của chính quyền Kiev, khi giới chính trị Maidan thực hiện chính sách bài Nga cực đoan ngay sau khi lật đổ Tổng thống Yanukovych.

Tại Crimea có hơn 75% dân số là người nói tiếng Nga, nên chính sách bài Nga của chính quyền Kiev thời hậu Yanukovych đã dưa Crimea vào cửa tử. 

Điều đó khiến giới lãnh đạo tại bán đảo này phải thực hiện trưng cầu dân ý về quy chế của Crimea.

Và kết quả là hơn 95% người dân Crimea mong muốn đưa Crimea trở về với nước Nga. Đây là nền tảng chính trị quan trọng nhất cho quyết định của Tổng thống Putin thực hiện tái sát nhập Crimea, đưa Ukraine thành ván cờ tàn với Mỹ và phương Tây.

Không những vậy, chính quyền Kiev còn quyết liệt “đẩy” mạnh Crimea về với Nga cho “rảnh nợ”, khi quyết định ngưng cung cấp nước, ngưng cung cấp điện cho bán đảo chiến lược này. 

Vì vậy, dù đã ngay lập tức trừng phạt Nga, song không thể phủ nhận nỗi thất vọng của Mỹ và phương Tây với Kiev trong việc “quyết làm mất” Crimea. Và dường như Washington và đồng minh đã muốn “trả đũa” Kiev để hả giận.

Bởi lẽ, thay vì tìm cách để làm sao Moscow không quá “thần tốc” trong việc tái hoà nhập Crimea vào không gian nước Nga, mà điều đó là hoàn toàn có thể nếu “những người anh xa” thực lòng vì Kiev.

Mỹ và phương Tây hoàn toàn có khiến Nga không cần phải sớm làm thay đổi giá trị và ý nghĩa địa chính trị, địa chiến lược của Crimea bằng những đánh đổi có lợi cho Nga, song “những người anh em xa” của Kiev đã không làm như vậy.

Washington và đồng minh đã tạo ra sức ép buộc Moscow phải nhanh chóng và dứt khoát kết thúc vấn đề Crimea và xây dựng cầu Kerch là tất yếu trong việc hiện thực hoá điều đó.

Len an Nga ve cau noi Crimea, My-phuong Tay 'tra dua' Ukraine?
Phương Tây càng thể hiện đoàn kết với Kiev về Crimea thì rào cản Ukraine vào NATO càng vững chắc hơn

Khi Moscow khánh thành cầu Kerch thì Washington và đồng minh lên án Moscow như kiểu “đãi bôi” với Kiev bởi việc đã rồi. Khi việc tái sát nhập Crimea là không thể đảo ngược thì phải tìm cách để bán đảo này chậm hoà nhập với Nga là cần thiết.

Theo giới phân tích, Mỹ và phương Tây thừa hiểu điều đó nhưng họ không làm. Họ để Nga nhanh chóng hoàn tất cầu Kerch rồi mạnh mẽ lên án Moscow vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là một sự nham hiểm và được xem là “trả đũa” Kiev.

Việc lên án Moscow, bề mặt là thể hiện đoàn kết với Kiev, nhưng phía sau chính là phương Tây cố tạo ra rào cản vững chắc cho việc đón nhận Ukraine vào cấu trúc an ninh chung Mỹ-châu Âu.

Bởi NATO sẽ không vì tiếp nhận Ukraine mà phải sửa đổi quy chế, hoặc phải kích hoạt chiến tranh với Nga. 

Vậy là Kiev đành phải méo miệng cám ơn tình đoàn kết của “những người anh em xa” đầy tình nghĩa, rồi đắng lòng nuôi ước mơ xa!

RELATED ARTICLES

Tin mới