Tân Hoa xã (18/5) đưa tin cho biết, Không quân Trung Quốc đã sử dụng 12 máy bay ném bom chiến lược H-6K (mang đầy đủ vũ khí và bom) diễn tập cất hạ cạnh tại một số đảo, đá ở Biển Đông nhằm mục đích “cải thiện khả năng vươn ra mọi vùng lãnh thổ, thực hiện các cuộc tấn công vào bất cứ lúc nào và nhắm tới bất cứ hướng nào”. Cuộc diễn tập được phía Trung Quốc mô tả là để tăng cường khả năng chiến đấu và chuẩn bị cho “Tây Thái Bình Dương và trận hải chiến vì Biển Đông”, phía Trung Quốc không cung cấp địa điểm chính xác của cuộc diễn tập. Tuy nhiên, từ hình ảnh chụp của cuộc diễn tập cho thấy, máy bay H-6K của Trung Quốc đang cất, hạ cánh phi pháp tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), bị Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm trái phép. Đây là những hành động nguy hiểm, mang tính thách thức cộng đồng quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định khu vực.
Máy bay H-6K Trung Quốc diễn tập phi pháp ở đảo Phú Lâm của Việt Nam
Đảo Phú Lâm nói riêng và quần đảo Hoàng Sa nói chung là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa là một tập hợp trên 30 đảo san hô, cồn cát, rạn san hô và bãi ngầm ở Biển Đông. Quần đảo trải dài từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc và từ 111°00′ đến 113°00′ Đông. Khoảng cách từ đảo Tri Tôn tới đảo Lý Sơn là 123 hải lý (trong khi đó, khoảng cách từ đảo Hoàng Sa đến đất liền lục địa Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lý). Từ thế kỷ 17-18, Chính quyền các triều đại của Việt Nam đã tiến hành tổ chức khai thác quần đảo hàng năm kéo dài theo mùa (6 tháng). Đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn Việt Nam với tư cách nhà nước đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo. Từ năm 1816, Nhà Nguyễn tiến hành các công việc khảo sát đo đạc thủy trình, đo vẽ bản đồ dài ngày, xây xong sau nhiều ngày quốc tự trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, cắm bia chủ quyền, cứu hộ hàng hải quốc tế.
Trước thế chiến thứ hai, Pháp đã đặt một trạm khí tượng trên đảo Phú Lâm mang số hiệu 48859. Trên đảo còn có Hoàng Sa Tự được cho rằng xây từ thời vua Minh Mạng và một số công trình quân sự khác. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chiếm đóng đảo này và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa), sau đó đảo Phú Lâm đã bị quân đồng minh tấn công bằng không quân và hải quân. Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (6/1946), Hải quân Pháp gửi chiến hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm các đảo Hoàng Sa và rút quân khỏi Hoàng Sa vào tháng 9/1946. Đến ngày 17/1/1947, quân đội Pháp và 17 quân nhân Việt Nam chiếm giữ đảo Hoàng Sa. Đến đêm ngày 20, rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956, Trung Quốc bí mật cử quân ra chiếm đóng phi pháp đảo Phú Lâm. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève 1954, toàn bộ phần lãnh hải phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam do quân đội Pháp kiểm soát sẽ được chuyển giao cho Quân đội Quốc gia Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa được thành lập dựa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam thì quần đảo này thuộc sự kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian chuyển giao giữa Pháp và Quốc gia Việt Nam vào năm 1956, Trung Quốc đã xâm chiếm một phần quần đảo và Trung Hoa Dân quốc đã chiếm đảo Ba Bình. Đến tháng 1/1974, Trung Quốc cử 04 tàu chiến ra đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Từ khi bị Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm phi pháp quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam liên tục đưa ra các tuyên bố ngoại giao, công hàm, Sách Trắng, luật… phản đối các hành phi pháp của Trung Quốc, nhất là việc sử dụng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam; đồng thời khẳng định Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một số hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa gần đây: Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng rất nhiều công trình kiên cố, quy mô lớn (cơ sở hạ tầng, giao thông) trên đảo Phú Lâm; ngang nhiên xây dựng trên đảo một sân bay có thể đón cả các máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 737 và các máy bay quân sự; cải tạo phi pháp các đảo, đá ở Hoàng Sa (đảo Phú Lâm, Đảo Bắc, Đảo Cây…); xây dựng trái phép các cảng biển cỡ lớn có khả năng neo đậu các loại hình tàu quân sự; ngang nhiên thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”; triển khai phát Internet bao phủ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; xây dựng, đưa vào sử dụng bệnh viện, rạp chiếu phim ở đảo Phú Lâm; xây dựng nhiều căn cứ quân sự và triển khai các loại vũ khí tấn công ở Hoàng Sa (hệ thống phòng không HQ-9 tiên tiến, máy bay J-11, JH-7…); Trung Quốc còn xây dựng phi pháp bưu điện, ngân hàng hợp tác xã nông thôn, siêu thị, tiệm cắt tóc và cửa hàng bán nước giải khát ở Hoàng Sa…
Một số thông tin đáng chú ý về máy bay H-6K: Đây là loại hình máy bay được sản xuất nhái theo loại máy bay ném bom phản lực hai động cơ Tupolev Tu-16 của Liên Xô. Có nhiều phiên bản H-6, riêng H-6K là phiên bản mới nhất xuất hiện năm 2007 và được đưa vào biên chế từ năm 2011. H-6K được trang bị hệ thống thiết bị điện tử hiện đại, động cơ mới có khả năng bay xa hơn và tải trọng lớn hơn so với H-6. H-6K không chỉ mang bom thông thường mà còn có thể mang bom thông minh và tên lửa hành trình (CJ-10, CJ-20, tên lửa chống đạn YJ-12). Mỗi chiếc H-6K chở được theo 9 tấn vũ khí các loại với tầm bay tác chiến 1.800km và đạt tốc độ hành trình 750km/h. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, H-6K có thể chiến đấu hiệu quả trong tầm bay lên tới 5.600km. Nhược điểm của H-6K là hoạt động hết sức nặng nề, không có khả năng tàng hình, khả năng mang tải trọng bom đạn không lớn và không bay nhanh như Tu-160 của Nga. Hiện Trung Quốc đang sở hữu khoảng 120 chiếu H-6 các loại, trong đó có 16 chiếc H-6K sử dụng động cơ Nga.
Việc Trung Quốc sử dụng máy bay ném bom H-6K (mang theo đầy đủ vũ khí như bom, đạn…) diễn tập phi pháp ở Hoàng Sa không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Từ khía cạnh luật quốc tế, chứng cứ lịch sử… đều khẳng định rõ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Do Trung Quốc (19/1/1974) dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nên mọi hành động của Trung Quốc tại quần đảo này đều phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và đi ngược lại Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Hành động đơn phương của Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông và lợi ích trên biển của các quốc gia trên thế giới, đe dọa quan hệ hữu nghị, hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực; đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc ký tháng 10/2011.
Về khía cạnh luật quốc tế: Quần đảo Hoàng Sa nói chung và đảo Phú Lâm nói riêng là thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận, việc Trung Quốc sử dụng máy bay ném bóm H-6K diễn tập quân sự trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam là hành động ngang ngược, trái luật pháp quốc tế, vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong Hiến chương Liên hợp quốc như Khoản 2, Khoản 4 Điều 2; Điều 33; Điều 123, Điều 129, Điều 193 và Điều 196 của UNCLOS; Vi phạm Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia (Tuyên bố 1970)…
Phản ứng dư luận: Ngay sau khi có các thông tin trên, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Christopher Loganđã lên án hành động này của Trung Quốc và cho rằng đây là hành động “gây bất ổn và leo thang căng thẳng trong khu vực”, việc diễn tập của Trung Quốc là động thái “tiếp tục quá trình quân sự hóa các thực thể tranh chấp trên Biển Đông”; tái khẳng định Mỹ duy trì cam kết về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Bà Bonnie Glaser (Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế – CSIS tại Washington) cho biết địa điểm máy bay H-6K của Trung Quốc diễn tập có thể là Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc thành lập phi pháp thành phố Tam Sa; đây là lần đầu tiên máy bay ném bom của Trung Quốc hạ cánh ở Hoàng Sa và Bắc Kinh rất có thể sớm đưa máy bay H-6K ra hạ cánh trên một đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Các chuyên gia từ Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) cho biết từ đảo Phú Lâm, các máy bay ném bom H-6K có thể tiếp cận tất cả các nước Đông Nam Á; thậm chí có thể vươn tới phía Bắc Australia hoặc các căn cứ của Mỹ trên đảo Guam.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc (Tân Hoa xã, Nhân dân Nhật báo, Sina…) đều trích đăng các thông liên quân cuộc diễn tập quân sự; tán phát ý kiến của một số quan chức quốc phòng Trung Quốc cho rằng đây chỉ là “hoạt động diễn tập quân sự nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của Bắc Kinh”; việc cất cánh và hạ cánh trên các đảo ở Biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) sẽ giúp lực lượng không quân tăng cường khả năng chiến đấu để đối phó với các mối đe dọa an ninh biển. China Daily dẫn lời một nhà quan sát của Trung Quốc cho rằng “sau khi các máy bay ném bom của Không quân được triển khai trên các đảo ở Biển Đông, phạm vi hoạt động cũng như các thông số phòng thủ hàng hải của Trung Quốc sẽ được mở rộng một cách vô cùng to lớn, thêm vào sức mạnh hiện tại để ngăn chặn bất kỳ sự xâm phạm nào vào lãnh thổ của Trung Quốc trên biển”.
Việc Trung Quốc cho máy bay ném bom H-6K diễn tập hạ cánh trên đảo Phú Lâm diễn ra trong bối cảnh vài ngày sau khi Việt Nam và Nga bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khí ở mỏ Lan Đỏ ngoài khơi Vũng Tàu và Trung Quốc vừa triển khai tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B có tầm bắn 546km và tên lửa tầm xa đất đối không HQ-9B có tầm bắn 300km tại Đá Chữ Thập, Đá Xubi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc nhằm “răn đe, cảnh cáo và ngăn chặn” Việt Nam hợp tác với Nga hai thác khí ở mỏ Lan Đỏ – nơi hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam; gia tăng sức mạnh quân sự trên các đảo, đá chiếm đóng phi pháp của Việt Nam, từ đó đe dọa, uy hiếp và ngăn chặn các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải, hàng không của Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế ở Biển Đông; tìm cách củng cố khả năng kiểm soát (phi pháp) ở Hoàng Sa, làm bàn đạp để thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông; thăm dò, thử phản ứng của các nước trước khi triển khai dầm rộ các loại vũ khí sát thương, vũ khí chiến lược ở Biển Đông.