Thursday, November 7, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBí mật nguồn tiền phi pháp của chính quyền TQ

Bí mật nguồn tiền phi pháp của chính quyền TQ

Trung Quốc tiêu pha những khoản tiền khổng lồ để thực hiện tham vọng thâu tóm Biển Đông, hay mua chuộc các nước quay lưng lại với Trung Hoa Dân Quốc (hay Đài Loan) mà Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai. Vậy những khoản tiền này đến từ đâu?

Các nhà điều tra phát hiện một nguồn tiền trị giá hàng tỷ USD mỗi năm được thu về từ một hoạt động phi pháp mà chính quyền Trung Quốc thực hiện từ nhiều năm qua.

Manh mối về hoạt động này bắt đầu xuất hiện khi thế giới chứng kiến sự bùng nổ của ngành cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc: Chỉ vài năm kể từ sau 1999, Trung Quốc bỗng trở thành quốc gia có số ca cấy ghép lớn thứ 2 toàn cầu.

Điều bất thường là tỷ lệ hiến tạng ở nước này thuộc hàng thấp nhất thế giới: Cứ một triệu người mới có 2,98 người hiến tạng, Financial Times cho biết thông tin từ một quan chức Trung Quốc vào tháng 3 năm 2017.

Vậy số nội tạng này đến từ đâu? Các nhà điều tra quốc tế đã phát hiện những căn cứ cho thấy nguồn cung cấp tạng vô tận và sẵn có tại Trung Quốc đến từ những người dân bị chính quyền cưỡng bức mổ lấy nội tạng.

Video: Bí mật nguồn tiền phi pháp của chính quyền Trung Quốc

Nội tạng nhà nước

“Nó được điều hành bởi nhà nước [Trung Quốc]. Đó là giết người theo lệnh của nhà nước”, nhà báo Ethan Gutmann cho biết trong bộ phim tài liệu Killed for Organs: China’s Secret State Transplant Business (tạm dịch: Giết người cướp nội tạng: Quốc doanh bí mật của nhà nước Trung Quốc).

Ông Gutmann đã tiến hành cuộc điều tra độc lập về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc từ năm 2008 đến nay và được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2017 cho cống hiến này.

Cùng chung nhận định là ông David Kilgour, Nguyên Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và luật sư nhân quyền David Matas. Hai ông cũng được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2010 cho nỗ lực phơi bày hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức của chính quyền Trung Quốc.

nội tạng

Các nhà điều tra được đề cử giải Nobel Hòa bình cho nỗ lực phơi bày hoạt động thu hoạch nội tạng của chính quyền Trung Quốc. Từ trái qua phải: Cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas và nhà báo điều tra Ethan Gutmann. (Ảnh: The Epoch Times)

Ông Kilgour cho biết trong cuộc phỏng vấn với Liên minh Quốc tế chống Mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc: “Đúng vậy, ‘Nội tạng Nhà nước’ là từ chính xác để mô tả hoạt động mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc”. Ông Kilgour đề cập đến từ “nội tạng nhà nước”, đây cũng là tựa đề của cuốn sách State Organs: Transplant Abuse in China (tạm dịch: Nội tạng Nhà nước: Hoạt động lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc), mà ông nghiên cứu cùng luật sư nhân quyền David Matas và bác sỹ Torsten Trey, giám đốc điều hành của Hiệp hội các bác sỹ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH).

“Nó được thực hiện bởi nhà nước, cho nhà nước, vì lợi ích của những người tham gia”, ông Kilgour nói. Ông cho biết “mục tiêu thứ yếu, không phải mục tiêu chủ yếu” là loại bỏ những người tập Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được tự do tập luyện trên thế giới nhưng bị đàn áp đẫm máu ở Trung Quốc.

Pháp Luân Công tại Mỹ

Không may mắn như người dân thế giới, người Trung Quốc bị chính quyền ngăn cấm và đàn áp nếu tập Pháp Luân Công. Bức ảnh chụp các học viên Pháp Luân Công từ nhiều nước tập luyện tại quảng trường Union, Hạ Manhattan, thành phố New York, Mỹ nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2014 (Ảnh: Minh Huệ)

Là môn khí công cổ xưa được đơn truyền qua nhiều thế hệ, Pháp Luân Công lần đầu tiên được giới thiệu rộng rãi ra công chúng vào năm 1992 và nhanh chóng thu hút khoảng 70-100 triệu người tập ở Trung Quốc tính đến năm 1999,.

Chứng kiến sự ưa chuộng của người dân đối với môn khí công có số người tập vượt quá số lượng đảng viên đương thời (khoảng 50-60 triệu người), Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân lo sợ hình ảnh cá nhân sẽ bị lu mờ và ra lệnh đàn áp môn tập này.

Ông Kilgour nhận định: “Các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công không tương đồng với các giá trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên Giang Trạch Dân, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư, đã vu khống Pháp Luân Công là tà đạo và phát động một cuộc đàn áp tàn bạo đối với các học viên từ giữa năm 1999 đến nay”.

Trái ngược với những lời tuyên truyền từ Trung Quốc, nhiều nhà lãnh đạo và người dân thế giới ghi nhận Pháp Luân Công là môn khí công ôn hòa đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần.

Video: Người dân thế giới chia sẻ về lợi ích của Pháp Luân Công

Nhà báo Ethan Gutmann bình luận: “Các giá trị của Pháp Luân Công rất thiết thực và rất hấp dẫn. Họ thật sự đại diện cho một Trung Quốc bị đàn áp hoàn toàn suốt nhiều năm – một xã hội Trung Quốc mà hầu hết người phương Tây chưa từng được thấy.”

Bà Elizabeth May, Nghị sỹ, Lãnh đạo Đảng Xanh, Canada: “Chúng tôi ghi nhận Pháp Luân Đại Pháp luôn tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn và là môn khí công ôn hòa tu dưỡng tinh thần. Không thể tưởng tượng nổi môn tập này lại bị cấm ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Pháp Luân Công Canada

Pháp Luân Công là môn khí công ôn hòa tu dưỡng tinh thần, theo Bà Elizabeth May, Lãnh đạo Đảng Xanh Canada. Bức ảnh chụp bà May dự lễ kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2017 được tổ chức trên Đồi Nghị viện, thủ đô Ottawa, Canada ngày 9/5/2017

(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Sau khi ông Giang phát động cuộc đàn áp từ tháng 7 năm 1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công trở thành đối tượng của các cuộc bắt bớ quy mô lớn, cưỡng bức lao động và tra tấn diễn ra trên khắp Trung Quốc.

Cũng từ sau năm 1999, số ca ghép tạng ở Trung Quốc bắt đầu tăng đột biến, các trung tâm cấy ghép nở rộ với những lời quảng cáo cấy ghép các nội tạng quan trọng chỉ trong vòng vài tuần.

Cuộc diệt chủng do các bác sỹ thực thi

Luật sư nhân quyền David Matas nói về nguồn nội tạng mà chính quyền Trung Quốc nắm giữ: “Họ có nguồn tạng vô tận, cung ứng theo nhu cầu, hạn chế duy nhất là công suất. Nên bạn có thể thấy sau năm 2001 là sự bùng nổ của những công trình lớn, thêm giường bệnh mới, những khu bệnh xá mở rộng, những bệnh viện mới chuyên phục vụ hoạt động cấy ghép. Khi hệ thống này hoạt động đúng công suất, số ca ghép tạng cũng tăng lên hàng năm”.

Năm 2006, sau khi một phụ nữ Trung Quốc tị nạn ở Mỹ tiết lộ bệnh viện nơi cô từng làm việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, ông Matas và ông Kilgour đã bắt đầu điều tra về cáo buộc này. Báo cáo Kilgour-Matas 2006/2007 và các báo cáo sau đó của hai ông đều khẳng định: Cáo buộc này là đúng sự thật – các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đang bị giết hại trên quy mô lớn để lấy nội tạng cho ngành cấy ghép. Các nhà điều tra cũng khẳng định một số ít các nạn nhân là những người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người theo đạo Cơ Đốc tại gia.

Ông Matas cho biết: “Vì tôi từng nghiên cứu về nạn diệt chủng người Do Thái nên tôi thấy ở góc độ nào đó, điều chúng ta đang chứng kiến chính là loại tội ác trước kia nay tái diễn dưới một hình thức khác. Đó là sự tha hóa vô độ về nhân tính. Không còn giới hạn nào cho tội ác này mà người ta có thể trượt xuống”.

Ông Kilgour nói với Liên minh Quốc tế chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc: “Người Trung Quốc dù đi đâu cũng phải đối mặt với chất vấn này: Các ông đang giết hại công dân của chính mình, mà họ chỉ luyện các bài tập nhẹ nhàng, họ không bạo lực, không làm chính trị, họ tin tưởng vào Chân – Thiện – Nhẫn, đó là nguyên tắc sống của các học viên Pháp Luân Công. Các ông giết những người này để lấy nội tạng. Hành vi đó thật quá tàn bạo! Đó có phải là một chính quyền văn minh không? Hay các ông còn tệ hơn cả Hitler?”

Nhà báo Gutmann bình luận: “Đây là một hình thức diệt chủng mới, nó sử dụng những người được trọng vọng nhất trong xã hội để thực thi. Vì thế, chúng ta không thể tiếp tục né tránh thực trạng này”.

mổ cướp nội tạng

Việc chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công được nhìn nhận là một hình thức diệt chủng kiểu mới, theo nhà báo điều tra Ethan Gutmann. Bức ảnh chụp ông Gutman trên một tấm hình giới thiệu cuốn sách The Slaughter của ông về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc (Ảnh: ethan-gutmann.com)

Vậy vì sao các bác sỹ Trung Quốc lại có thể tham gia tội ác giết người này để lấy nội tạng cấy ghép cho người khác?

Bác sỹ Harold King từ Hiệp hội các bác sỹ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH) cho biết: “Cách cai trị của chính quyền Trung Quốc khiến bạn cảm thấy rõ rằng nếu bạn không đồng tình với họ, thì bạn sẽ sớm bị trừng phạt. Các bác sỹ cũng vậy. Họ phải tuân lệnh. Họ làm việc trong các bệnh viện lớn, có cả các bệnh viện quân y. Họ phải tuân lệnh. Nếu họ không tuân lệnh, họ có thể sẽ bị giết, bị cầm tù, sau đó gia đình cũng có thể bị liên lụy. Nỗi sợ mà chính quyền tạo ra không chỉ có tác dụng đối với quần chúng thông thường, mà còn có tác dụng đối với các bác sỹ”.

Mối đe dọa chung của nhân loại

Bàn tay nhuốm máu của chính quyền Trung Quốc trong hoạt động kiếm tiền vô đạo đức này đã kích thích cho thị trường chợ đen nở rộ. Thực tế là hoạt động tội phạm buôn người lấy nội tạng đã trở nên trầm trọng cùng khoảng thời gian với sự bùng nổ của các trung tâm cấy ghép ở Trung Quốc.

Vào tháng 6 năm 2007, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã bày tỏ mối quan ngại về tình trạng gia tăng nạn buôn người lấy nội tạng ở châu Á, theo Reuters trong bài báo đăng ngày 7/6/2007.

Khi đó, ông Bruce Reed, đại diện khu vực của IOM, cho biết nạn buôn người để lấy nội tạng ngày càng gia tăng ở Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar và Philippines.

Ông Reed cho biết nhiều trường hợp buôn người ở châu Á “kết thúc trong các tình huống [các nạn nhân] buộc phải ăn xin, phạm pháp, làm con nuôi, kết hôn giả, hoặc gần đây nhất, là trở thành nạn nhân của hoạt động buôn bán nội tạng con người đang phát triển mạnh”.

Là nước sát biên giới với Trung Quốc và thường xuyên gặp vấn nạn bắt cóc, buôn người sang Trung Quốc, mối đe dọa từ Trung Quốc là điều không thể làm ngơ.

Công an huyện Si Ma Cai (Lào Cai) từng ra cảnh báo về tình trạng bắt cóc lấy nội tạng ở khu vực biên giới với Trung Quốc trong một văn bản vào tháng 7 năm 2016. Văn bản viết: “Ngày 27/7/2016, Công an huyện Si Ma Cai nhận được công văn số 1177/CAT-PV11 Công an tỉnh Lào Cai thông báo: Tại địa bàn giáp ranh Việt Nam – Trung Quốc, tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra 16 vụ/ 16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng (gan, thận, tim, mắt…).”

Công an Lào Cai sau đó đã thu hồi văn bản này với lý do “sơ suất trong khâu soạn thảo”, theo báo Đất Việt. Dù thực hư về văn bản này ra sao, mối đe dọa từ Trung Quốc về mổ cướp nội tạng là có thật.

Tờ The New Yorker bình luận ngày 10/1/2014: “Sự tồn tại của hoạt động buôn bán nội tạng ngầm” ở Trung Quốc không phải là điều gây bất ngờ. “Bởi vì các quy định và quyết định được đưa ra bởi giới quyền lực, vì lợi ích của giới quyền lực, và những công dân bình thường ít có động lực để tôn trọng luật pháp”.

Không có mấy hi vọng về việc chính quyền Trung Quốc sẽ dập tắt hoạt động buôn bán nội tạng ở chợ đen, trong khi chính các bệnh viện mà nhà nước quản lý lại đang thu hoạch nội tạng từ những người vô tội. Vì vây, vấn nạn mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc không phải là vấn đề của các học viên Pháp Luân Công, hay của người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng. 

“Đây không phải là vấn đề riêng của người Trung Quốc ở Trung Quốc, mà là vấn đề toàn cầu. Đây là vấn đề gây quan ngại tới người dân thuộc mọi sắc tộc, mọi quốc gia”, theo ông John Nania, Tổng biên tập, America Daily Media, Inc., Hoa Kỳ.

Ông Kilgour cảnh báo: “Điều nguy hiểm là chúng ta cùng trượt dốc và các nước khác không có pháp quyền hay không tôn trọng nhân quyền, sẽ đi đến kết cục tương tự”.

Pháp Luân Công ở Mỹ

Tại khuôn viên bên cạnh Điện Capitol (tòa nhà Nghị viện Hoa Kỳ), các học viên Pháp Luân Công từ nhiều quốc gia thắp nến tưởng niệm các học viên bị giết hại ở Trung Quốc (Ảnh chụp từ phim tài liệu Human Harvest)

Thế giới tự do cần lên tiếng

Cùng với các nhà điều tra như ông Kilgour, luật sư Matas và nhà báo Gutmann, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng do chính quyền bảo trợ.

Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NTD nhân kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2017, nghị sỹ Hoa Kỳ Chris Smith đề xuất: “Các nhà lãnh đạo của thế giới tự do, trong đó có Tổng thống Trump, cần nêu ra vấn đề này với [Chủ tịch Trung Quốc] Tập Cận Bình, nêu ra một cách trực tiếp, thẳng thắn, và tin tưởng chắc chắn rằng mọi việc sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt, nếu dùng đến các biện pháp mà tôi đã đề cập”.

Nghị sỹ Hoa Kỳ Chris Smith kêu gọi Tổng thống Trump lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng (Ảnh: chrissmith.house.gov)

Ông David Kilgour nhận định: “Giang Trạch Dân phải bị đưa ra tòa án hình sự quốc tế vì ông ta là người đã phát động cuộc đàn áp. Tôi hy vọng Chủ tịch Trung Quốc [Tập Cận Bình] sẽ ứng xử khác, khác xa so với Giang Trạch Dân. Một cách sáng suốt để làm điều đó là chấm dứt tội ác phản nhân loại này ngay lập tức”.

CanadaNguyên Quốc vụ khanh Canada David Kilgour nhận định Giang Trạch Dân phải bị đưa ra xét xử vì phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công (Ảnh: Minh Huệ)

Ông Niclas Malmberg, Nghị sỹ Thụy Điển, chỉ ra một thực tế rằng: “Rất ít người biết đến thực trạng này, mà những người đã nghe nói cũng không dám tin. Nó quá khủng khiếp, người ta không tưởng tượng nổi đó là sự thực”.

Ông cho biết phản ứng đầu tiên của ông là rất sốc: “Lúc đầu tôi nghĩ: ‘Chuyện này không thể có thật. Nó quá kinh khủng, quá tồi tệ. Con người không thể xấu xa đến thế’. Nhưng khi biết đến các dữ kiện, số người bị giết hại, bạn sẽ thấy đây là sự thật. Chính quyền Trung Quốc xấu xa đến thế này. Khi bạn nhận ra đây là sự thật, bạn phải làm gì đó cho việc này”.

Ông đề xuất: “Vậy chúng ta cần làm gì? Hãy phơi bày thực tế này. Hãy nói về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc để nhiều người hơn nữa nhận thức được tình trạng này.”

Thụy Điển

Ông Niclas Malmberg, Nghị sỹ Thụy Điển: “Khi bạn nhận ra đây là sự thật, bạn phải làm gì đó cho việc này”. (Ảnh: Youtube)

Giáo sư Paul Macneill, Trung tâm Đạo đức Y tế, Đại học Sydney (Australia), kêu gọi: “Điều tôi gợi ý các bạn là hãy ký tên vào đơn thỉnh nguyện [chấm dứt mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc]. Hoặc các bạn có thể ký tên trên trang web của Liên minh Quốc tế Chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc”.

“Tôi tin là các bạn cũng như tôi, muốn người khác biết rằng điều này đang diễn ra, vì điều quan trọng là chúng ta cần tạo áp lực với Trung Quốc để chấm dứt hoạt động tàn bạo này”.

Australia

Giáo sư Paul Macneill, Trung tâm Đạo đức Y tế, Đại học Sydney, Australia (Ảnh: Youtube)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một số tín hiệu cho thấy ông không muốn tiếp tục cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà ông Giang để lại, như đóng cửa hệ thống trại lao động cưỡng bức – vốn là một trong những nơi chủ yếu để giam giữ và bức hại các học viên Pháp Luân Công, thanh trừng một loạt các quan chức lớn bé có liên quan đến cuộc đàn áp nhưng dưới tội danh tham nhũng. Trước áp lực ngày càng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, dường như ông Tập đã hiểu ra rằng việc chấm dứt di họa tai tiếng này là điều không thể né tránh.

RELATED ARTICLES

Tin mới