Trung Quốc cũng dễ dàng kiểm soát sự hoạt động của các đập thủy điện ở Lào hay Campuchia khi nằm quyền điều khiển lượng nước tại các hồ chưa của những con đập này. Có thể nói, công xuất hoạt động của các nhà máy thủy điện ở phía hạ lưu Mekong phụ thuộc vào “trạng thái của Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang góp phần làm ô nhiễm sông Mekong, các báo cáo mới nhất cho thấy các con sông có mối liên hệ dòng chảy với Mekong ở phía thượng nguồn của Trung Quốc đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Khác với “cách làm” ở Biển Đông khi Trung Quốc chủ động cải tạo các rặng san hô thành các hòn đảo nhân tạo lớn, đối với Mekong, Bắc Kinh lại cho phá hủy các đảo nhỏ, ghềnh và các mỏm đá trên dòng chảy của sống nhằm tạo ra một đường thủy lưu hành thông suốt và thuận lợi hơn tới các nước ở vùng hạ lưu. Trong trường hợp có chiến tranh, “đại lộ” trên sông này có thể tạo ra thuận lợi rất lơn cho quân đội Trung Quốc.
Các quốc gia Đông Nam Á, tất cả đều sẽ bị thiệt hại với những dự án mà Trung Quốc đã và đang triển khai trên sông Mekong. Các quốc gia này nên tìm kiếm các nguồn cung cấp năng lượng khác thay vì phụ thuộc vào thủy điện để rồi phụ thuộc vào Trung Quốc, Lowy Institute đưa ra nhận định.