Kể từ năm 1990, đã có 4 Tổng thống Mỹ khác nhau nắm quyền và tất cả đều có cách tiếp cận khác nhau trong việc giữ cho Triều Tiên không phát triển vũ khí hạt nhân.
Do là một quốc gia nhỏ bé và yếu kinh tế, Triều Tiên nhận thấy rằng chương trình hạt nhân sẽ là cách duy nhất để đảm bảo nền độc lập lâu dài. Họ cho rằng nước Mỹ đã tấn công Iraq bởi vì Iraq không có vũ khí hạt nhân; tấn công Afghanistan vì Afghanistan không có vũ khí hạt nhân. Nước Mỹ sẽ không bao giờ tấn công Iran và sẽ không bao giờ tấn công Triều Tiên.
Bill Clinton: Thương lượng bằng… dầu
Để giữ cho Triều Tiên không rời bỏ hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Tổng thống Bill Clinton thực hiện biện pháp thương lượng, đã tạm dừng một số cuộc tập trận quân sự định kỳ giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc.
Thời kỳ này, Triều Tiên chấp nhận ngồi đàm phán, và cả hai đã thông qua một Khuôn khổ thoả thuận. Nội dung chính của thỏa thuận này là để Triều Tiên đóng cửa lò phản ứng Yongbyon – chính thức được sử dụng như một lò phản ứng năng lượng, nhưng không được kết nối với lưới điện và bị nghi ngờ được sử dụng để tạo ra Plutonium.
Theo Khuôn khổ, lò phản ứng nên được thay thế bởi hai lò phản ứng nước nhẹ và như một khoản bồi thường cho sự mất mát trên lý thuyết trong việc dừng hoạt động lò phản ứng Yongbyon, người Triều Tiên được hứa hẹn 500.000 tấn dầu nhiên liệu nặng mỗi năm.
Chính quyền tổng thống Clinton cởi mở trong việc chấp nhận và công nhận Triều Tiên trong trường hợp triển khai đầy đủ khuôn khổ. Nhưng việc thực thi khuôn khổ chậm. Những phát hiện tình báo cho thấy Triều Tiên đã vi phạm thỏa thuận và bắt đầu thực hiện phương pháp khác nhằm phát triển nguyên liệu hạt nhân bằng việc làm giàu uranium.
George Bush: Mạnh tay
Tổng thống kế nhiệm George Bush đã phản đối thoả thuận của người tiền nhiệm. Trong bài phát biểu đầu tiên vào tháng 1-2000 trước toàn thể người dân Mỹ, tổng thống Bush đã đưa Triều Tiên vào trục ma quỷ, là kẻ thù của nước Mỹ, đe dọa hòa bình của thế giới.
Chính quyền Bush đã chấm dứt việc cung cấp dầu nhiên liệu và Triều Tiên đáp trả bằng cách đuổi các quan sát viên quốc tế ra khỏi đất nước và tiếp tục các chương trình vũ khí của họ, đồng thời rời bỏ hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân vào năm 2003.
Chính quyền Bush chịu áp lực giải quyết và bắt đầu quay lại đàm phán sáu bên. Nhiều nội dung cốt lõi cần thiết trong Khuôn khổ 1994 của chính quyền Bill Clinton đã phải thương lượng lại. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không mang lại kết quả.
Barack Obama: Kiên nhẫn chiến lược
Vì vậy, khi Barack Obama lên làm tổng thống, ông đã thực thi chính sách kiên nhẫn chiến lược. Với hy vọng giảm căng thẳng, chính quyền Obama đã kiên nhẫn chờ đợi Triều Tiên đến cùng. Không đe dọa mạnh mẽ như chính quyền Bush đã làm, cũng không tham gia vào các cuộc đàm phán và thương lượng. Cách tiếp cận của Obama là không cố ngăn cản Triều Tiên tiếp tục cải thiện tốt hơn tên lửa của họ.
Donald Trump: Đối đầu, sau đó là chuyển xoay lịch sử
Và khi ông Donald Trump lên nắm quyền, cách tiếp cận ngoại giao của Mỹ nhằm đối phó với Triều Tiên một lần nữa quay ngược hoàn toàn. Tổng thống Trump cho rằng sẽ không lặp lại những sai lầm của chính quyền trước đây vì đã “đặt nước Mỹ vào thế rất nguy hiểm”. Tổng thống Trump muốn đối đầu, hoàn toàn cô lập Triều Tiên.
Những chính sách cứng rắn đã được đưa ra, song những gì mà Triều Tiên có vượt ra ngoài sự hiểu biết của bên ngoài, khiến Mỹ không thể tiếp tục đối đầu. Và cuối cùng cuộc gặp gỡ chưa từng có trong lịch sử đã diễn ra. Thế giới đang chờ xem liệu những cam kết có được thực thi và tôn trọng, hay sẽ chỉ giống như những nỗ lực không thành công trước đó.