Monday, January 6, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ giăng bẫy nợ thông qua sáng kiến vành đai và con...

TQ giăng bẫy nợ thông qua sáng kiến vành đai và con đường

Kể từ khi triển khai Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la khắp thế giới, tuy nhiên BRI làm dấy lên mối lo ngại về những điều bất trắc mà Bắc Kinh có thể mang lại, theo Business Insider.

Sự đầu tư dàn trải và có phần dễ dãi của Trung Quốc làm người ta nghi ngờ về một “âm mưu” nào đó phía sau các khoản vay, nhưng thời gian gần đây dường như Bắc Kinh đã cắt giảm lượng vốn đầu tư cho BRI.

Thật vậy, dữ liệu chính thức được công bố bởi chính quyền Trung Quốc cho thấy chi tiêu cho BRI đã giảm, cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2018 Bắc Kinh chi 36,2 tỷ USD thấp hơn 6% so với cùng kỳ năm 2017. Trước đó, hoạt động này cũng giảm trong 5 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016.

Rất khó để có được số liệu cụ thể về các dự án BRI, theo ông Jonathan Hillman, một thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington. Nhưng chúng ta có thể thấy sự suy giảm được phản ánh trong các số liệu do The Times cung cấp, ông cho biết.

Ông Hillman nhận định, Trung Quốc giảm chi tiêu cho BRI phản ánh một điều rằng “những quả ở thấp đã được hái”, số còn lại là những dự án nhiều rủi ro hơn, và cũng có thể là do “lo sợ nợ xấu”.

Nhưng những “quả ở thấp” đã mang lại rất nhiều lợi ích cho Trung Quốc. “Câu chuyện của Sri Lanka đã trở thành một bài học”, ông nói thêm. Sri Lanka đã phải “ngậm ngùi” cho Trung Quốc sử dụng cảng nước sâu Hambantota của mình tới 99 năm vì nợ Bắc Kinh nhiều tỉ đô la.

Cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka sẽ nằm trong tay Trung Quốc trong 99 năm nữa. (Ảnh: The Diplomat)

“Ở Malaysia, Maldives, Pakistan và các nơi khác, các đảng đối lập cũng đang đặt ra mối lo ngại về việc cho vay của Trung Quốc. Còn các nhà lãnh đạo EU cũng trở nên thận trọng hơn ”, ông Hillman nói.

Tổng giám đốc IMF, Christine Legarde, đã cảnh báo các đối tác của Trung Quốc trong BRI về khả năng trả nợ. Các quan chức Mỹ thì chỉ ra vấn đề rõ hơn. Tư lệnh Hải quân Mỹ, Richard V. Spenser, mô tả việc cho vay của Trung Quốc giống như cách “vốn hóa vũ khí” và nói với các nghị sỹ hồi đầu năm rằng xu hướng này đã làm ông rất lo lắng.

Các quốc gia ký kết các thỏa thuận liên quan đến BRI rất dễ gặp rủi ro, vì các khoản vay thường được thực hiện bằng các loại tiền tệ mà họ không thể kiểm soát, như đồng đô la Mỹ hoặc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

“Khi lãi suất tăng lên, những nước vay BRI sẽ không có khả năng thanh toán và Trung Quốc lại không chịu nhân nhượng”, ông Hillman nói.

Trung Quốc thường đưa ra các khoản vay dài hạn đối với các nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác có thể được sử dụng để trả nợ, vì vậy nhiều nhà bình luận gọi BRI là sáng kiến “bẫy nợ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới