Quan hệ căng thẳng về thương mại Trung – Mỹ lần này không giống như những lần va chạm trước đây mà ngày càng trở nên gay gắt với việc Mỹ Cục quản lý thông tin và tư vấn quốc gia (NTIA) thuộc Bộ Thương mại Mỹ hôm 2/7 đề xuất bác bỏ, không chấp nhận đơn xin đầu tư vào thị trưởng Mỹ của hãng thông tin di động hàng đầu Trung Quốc China Mobile với lý do “sẽ gây nguy hại không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia và thực thi pháp luật của Mỹ”.
Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ sẽ đẩy hai nước đến chỗ hủy diệt lẫn nhau.
Học giả Trung Quốc: Quan hệ Trung – Mỹ đã bước vào thời kỳ 10 năm đen tối
Trước những diễn biến mới trong quan hệ hai nước, Giáo sư khoa Quan hệ quốc tế Đại học Ký Nam Trần Định Định, Viện trưởng nghiên cứu phi chính phủ Hải Quốc Đồ Trí – một học giả có uy tín trong giới nghiên cứu về quan hệ quốc tế Trung Quốc đã công khai bày tỏ thái độ bi quan.
Theo trang tin Đa Chiều, khi phát biểu tại buổi thuyết giảng hôm 29/6 với chủ đề “Tương lại quan hệ Trung – Mỹ dưới tiền đề cạnh tranh chiến lược”; ông Trần Định Định đã cho rằng hai nước Trung, Mỹ hiện đã bước vào thời kỳ mới cạnh tranh chiến lược toàn diện, không chỉ giới hạn trong chiến tranh thương mại mà là bước vào giai đoạn “tuột móc” toàn diện và dự đoán quan hệ Trung – Mỹ sẽ bước vào thời kỳ đen tối trong 5 đến 10 năm tới. Ông Trần cho rằng:
Thứ nhất, Trung – Mỹ hiện đã bước vào thời kỳ mới cạnh tranh chiến lược toàn diện. Từ “Toàn diện” có nghĩa là cạnh tranh giữa hai nước không chỉ giới hạn ở chiến tranh thương mại mà liên quan đến các lĩnh vực rộng lớn hơn; quan điểm này vào năm 2017 thì chưa đúng, nhưng hiện nay thì đã đúng là như thế.
Ông Trần cho rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ chưa xấu đến mới như thời chiến tranh Lạnh, nhưng quả thật đang dần dần xuất hiện những thứ khiến người ta lo lắng: “hiện nay cảm giác khả năng bước vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới đã lớn hơn nhiều”. Ông cho rằng, quan hệ Trung – Mỹ trong 5 đến 10 năm tới sẽ là một thời kỳ đen tối; thậm chí 10 năm sau sẽ là một thời kỳ đen tối hơn nữa, còn liệu sau đó có trở nên sáng sủa hơn không thì còn chưa thể kết luận. Nhưng ông cho rằng, 5-10 năm tới hai nước phải khắc phục được “ngưỡng” lớn nhất, qua được cái “ngưỡng” đó thì quan hệ hai bên mới tốt hơn hiện nay được.
Thứ hai, sau đây quan hệ Trung – Mỹ sẽ bước vào giai đoạn “tuột móc”, hoặc quá trình một số lĩnh vực bị tuột móc.Về lĩnh vực thương mại, tình hình mậu dịch không còn là “hòn đá chặn” trong quan hệ hai nước, sự va chạm thậm chí xung đột sẽ rất nhiều. Xét về tầng chiến lược, đường lối “bao dung” trong chiến lược của Mỹ với Trung Quốc đã đi đến tận cùng; trong bối cảnh va chạm và nguy cơ gia tăng, hai nước có thể xảy ra va chạm, thậm chí xung đột về an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình dương, bao gồm không gian hợp tác hẹp lại trong vấn đề Triều Tiên và đối đầu trong các vấn đề Đài Loan, biển Hoa Đông và Biển Đông.
Ông Trần Định Định viện dẫn “Ba bản báo cáo” thể hiện sự định vị chiến lược đối với Trung Quốc của Mỹ. So với báo cáo của ông Barak Obama năm 2015, bản báo cáo đầu tiên về “Chiến lược an ninh quốc tế” của Donald Trump phần đề cập tới Trung Quốc dài gần gấp đôi, trong đó nhắc đến Trung Quốc 33 lần (cũng gần gấp đôi); bản báo cáo “Chiến lược Quốc phòng “ (NDS) do Nhà Trắng mới công bố đã điểm rõ tên Trung Quốc: “Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ, Trung Quốc sử dụng thủ đoạn kinh tế mang tính cướp đoạt để đe dọa láng giềng và quân sự hóa khu vực Biển Đông”; bản “Báo cáo xem xét tình hình hạt nhân” của Bộ Quốc phòng Mỹ thì chỉ rõ: “khi Mỹ đang tiếp tục giảm bớt kho vũ khí hạt nhân của mình, thì các quốc gia khác gồm Trung Quốc và Nga làm ngược lại”. Ông cho rằng, chính phủ Mỹ suy đoán ý đồ phát triển của Trung Quốc và tuyên truyền về mối đe dọa hạt nhân của Trung Quốc.
Trần Định Định nói, những sự chuyển hướng cứng rắn đó có thể khái quát thành hai điểm: Trước hết, chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ điều chỉnh theo hướng “mang tính công kích”, cơ bản đã thay đổi sự chờ đợi đối với Trung Quốc. Thứ hai, sự điều chỉnh chính sách đó mang “tính lâu dài”, Mỹ đã thực sự thất vọng với Trung Quốc, sẽ kiên trì cứng rắn với Trung Quốc trong 5 – 10 năm, thế lực của phái “Diều hâu” với Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục lớn mạnh. Là quốc gia lớn hàng đầu thế giới hiện nay, nếu Mỹ nắm chắc các điểm yếu của Trung Quốc trong các vấn đề thương mại và an ninh để tiến công, tình hình chính trị, môi trường kinh tế trong nước của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ, hoặc sẽ làm đứt đoạn “thời kỳ vận hội chiến lược” quật khởi của Trung Quốc.
Nhưng Trần Định Định cũng nhấn mạnh: “tuột móc” không nhất định là chuyện xấu, trái lại có thể thúc đẩy Trung Mỹ đi tới chỗ hợp tác tốt hơn, “tuột móc” không có nghĩa là hoàn toàn không hợp tác; dù Mỹ nhấn mạnh quan hệ cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng Mỹ cũng không thể tránh được việc hợp tác với Trung Quốc.
Chủ hãng Dell: “Mỹ và Trung Quốc đang hủy diệt lẫn nhau”
Ngày 6/7 tới đây, Mỹ sẽ thực hiện biện pháp gia tăng thuế suất 25% đối với 34 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập khẩu, Trung Quốc cũng sẽ áp dụng biện pháp trả đũa tương tự. Giới quản lý xí nghiệp Mỹ co rằng hai nước đang trên con đường hủy diệt lẫn nhau.
Theo kênh truyền hình thương mại và tin tức tiêu dùng Mỹ (CNBC), hôm 2/7, ông Michael Dell, người điều hành hàng đầu của Công ty Dell đã nói với CNBC: nếu quan hệ mậu dịch Mỹ – Trung tan vỡ thì cả hai nước đang đi trên “con đường hủy diệt lẫn nhau” (Mutual Assured Destruction).
Michael Dell nói: Hai nước có thể liên lạc với nhau;đối với hai quốc gia, đó là một kết quả cực kỳ tồi tệ. Ông cho rằng, trong chiến tranh thương mại, không có người thắng và dự đoán “khả năng phát sinh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cực thấp”. Theo ông, “Mutual Assured Destruction” là một tư tưởng chiến lược quân sự có tính chất “cùng hủy diệt lẫn nhau”; chỉ nếu một trong hai bên đối lập sử dụng vũ khí hạt nhân thì cả hai đều bị hủy diệt. Nếu Mỹ và Trung Quốc tiến hành chiến tranh thương mại thì ắt sẽ dẫn đến hậu quả tương tự.