Thursday, January 23, 2025
Trang chủĐàm luậnSức ép lớn từ TQ mà Việt Nam phải gánh chịu

Sức ép lớn từ TQ mà Việt Nam phải gánh chịu

Kể từ khi tổng thống Philipines Rodrigo Duterte nhậm chức năm 2016 và thực hiện một loạt chính sách nhằm giảm xung đột với Bắc Kinh tại quần đảo Trường Sa để đổi lấy đầu tư của Trung Quốc, Việt Nam trở thành nước đi đầu trong số các nước  ở Đông Nam Á đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông. Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã gia tăng sức ép đối với Hà Nội, dường như nhằm buộc Việt Nam thỏa hiệp các tuyên bố chủ quyền hàng hải của mình vì lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa

Hai năm qua Trung Quốc đã tăng cường chủ quyền quân sự trên quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm của Việt Nam năm 1974, nhưng Hà Nội vẫn tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.Trung Quốc tiến hành tôn tạo quy mô lớn tại Hoàng Sa và triển khai tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không cùng các máy bay chiến đấu đến quần đảo tranh chấp này. Hồi tháng 4 vừa qua, hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự quy mô lớn gần đảo Hải Nam,  gần miền Bắc  Việt Nam. Ngày 18/5 Trung Quốc công bố hinh ảnh máy bay ném bom chiến lược tầm xa H – 6K đáp xuống đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, máy bay ném bom đầu tiên của không quân Trung Quốc.

Việc Trung Quốc triển khai quân sự tại Hoàng Sa đã báo trước cho các hoạt động gần đây tại quần đảo Hoàng Sa.  Trong tháng 5 năm này, tin tức cho biết Trung Quốc lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đất đối không trên 3 đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa: Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập, và Đá Xubi. Ba bãi đá này được gọi chung là “Tam Đại” vì có đường băng dài và hạ tầng quân sự liên quan. Việt Nam phản đối động thái trên vì “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam” và kêu gọi Trung Quốc rút tên lửa, trong khi đó Philipines không có động thái gì, hầu như không quan tâm. Giới chuyên gia cho rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi Trung Quốc bắt đầu luân chuyển máy bay chiến đấu quanh “Tam Đại”, gây thêm áp lực quân sự đối với Việt Nam.

Tương tự như vậy, việc Trung Quốc cố tình cản trở các hoạt động thương mại của Việt Nm tại Biển Đông cũng đáng báo động không kém. Hồi tháng 7/2017 và tháng 3/2018, Trung Quốc gây áp lực, được cho là có cả đe dọa sử dụng vũ lực ép tập đoàn dầu khí PetroViệt Nam yêu cầu tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha ngừng hoạt động khoan thăm dò ở 2 giếng ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, nhưng cũng nằm trong yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc mà Bắc Kinh đòi hỏi “quyền lịch sử” đối với tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả Hydrocacbon. Vụ việc tạm ngừng hoạt động mới nhất này khiến tập đoàn Petro Việt nam phải cảnh báo rằng căng thẳng tại Biển Đông đang làm suy yếu các nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi của Việt Nam. Ngành này đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trong một diễn biến đáng lo ngại khác cho Việt Nam, ngày 17/5, hãng Reuters đưa tin tập đoàn năng lượng Nga Rosneft lo ngại các hoạt động khoan ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam, cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam  và đường 9 đoạn của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ngành đánh bắt hải sản của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Trung Quốc đã liên tục xua đuổi tàu cá Việt Nam khỏi vùng biển gần Hoàng Sa.

Về mặt ngoại giao, Trung Quốc và Việt Nam đều tỏ ra điềm tĩnh. Đầu tháng 4 vừa qua, trong chuyến thăm Hà Nội của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, hai nước tái khẳng định cam kết quản lý hiệu quả các bất đồng ở Biển Đông và tăng cường hợp tác, bao gồm cả việc khai thác chung tài nguyên. Philipines và Trung Quốc đã đến giai đoạn đàm phán sâu về thăm dò và khai thác chung các nguồn năng lượng ở các khu vực chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế của Philipines và “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Bắc Kinh hy vọng Hà Nội sẽ theo gương Manila và chịu khuất phục. Liệu Việt Nam có chịu thua trước sức ép của Trung Quốc và tái điều chỉnh chính sách về Biển Đông hay không? Thời gian sẽ trả lời câu hỏi này.    

RELATED ARTICLES

Tin mới