Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiChiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Ông Trump vạch sức mạnh thật BRICS

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Ông Trump vạch sức mạnh thật BRICS

Trung Quốc kêu gọi khối BRICS cùng đối phó Mỹ. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể coi là phép thử đối với quan hệ khối này với Mỹ.

Sau khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khai hỏa, ngày 13/7, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Trương Quân cáo buộc Mỹ “gây chiến thương mại với các quốc gia khác”, đồng thời khẳng định 5 thành viên BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) rõ ràng đã đứng lên chống lại chủ nghĩa bảo hộ.

“Cuộc chiến thương mại do Mỹ tiến hành là mối đe dọa nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc không muốn có chiến tranh thương mại, nhưng với tình cảnh hiện tại, chúng tôi buộc phải vượt qua thử thách này”, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu.

Cũng theo quan chức Bắc Kinh, các thành viên BRICS nên hợp tác giải quyết những rủi ro mà tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đem lại cho những nền kinh tế mới và thị trường tài chính.

Lời kêu gọi cùng nhau đối phó thuế quan Mỹ áp đặt dự kiến sẽ được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi trong 3 ngày 25-27/7 tới.

Trước khi dự hội nghị BRICS, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Senegal và Rwanda. Trạm cuối cùng là Mauritius.

Ba trong số các quốc gia trên rất hiếm khi tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc, nhưng được ông Tập mô tả là “các đồng minh tự nhiên”.

Trong số này, UAE là đồng minh của Mỹ, chuyến thăm sắp tới sẽ đánh đấu lần đầu tiên trong hơn 20 năm một chủ tịch Trung Quốc sang nước này.

Đầu tuần này, Bắc Kinh đã cam kết sẽ cung cấp hơn 23 tỷ USD dưới hình thức các khoản vay hoặc viện trợ cho các quốc gia Ả Rập.

Nước này cũng cho biết đang xem xét khả năng ký hiệp định thương mại tự do với từng thành viên Liên đoàn Ả Rập.

Rõ ràng, Trung Quốc đang muốn xây dựng một mặt trận chung nhằm chống lại cuộc chiến thương mại mà Mỹ vừa phát động

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng chính là một phép thử đối với quan hệ của Mỹ và các quốc gia đang có mối liên hệ mật thiết với Mỹ, liệu họ có tham gia cuộc chiến này, cùng bắt tay đối phó Mỹ hay không?

Bắc Kinh cũng đang dự tính sẽ ra tuyên bố chung với Liên minh châu Âu (EU) nhằm lên án chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Trump. Là một phần trong công việc chuẩn bị tài liệu, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có chuyến thăm một loạt các nước Đông Âu và Đức vào đầu  tháng 7 này.

Tại Berlin, các bên đã ký được các thỏa thuận với trị giá 23 tỷ USD, theo đó Trung Quốc cam kết sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư châu Âu tiếp cận thị trường nội địa.

Trung Quốc và Đức đạt được đồng thuận bởi xuất phát từ thực tế là cả hai nước đều xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn là nhập khẩu

Tuy nhiên không phải tất cả các nước trong EU đều sẵn sàng chìa tay với Trung Quốc. Vẫn còn có những người đặt câu hỏi về sự thiện chí của Bắc Kinh.

“Đức vẫn lo sợ rằng Trung Quốc với nguồn lực tài chính khổng lồ, sẽ bắt đầu mua lại các cơ sở kinh tế chiến lược. EU có một quy tắc bất thành văn: tài sản thực sự có giá trị chỉ để bán cho người châu Âu. Bắc Kinh cảm nhận được và cố gắng dùng mưu mẹo.

Họ đi bằng cửa sau bằng cách đầu tư vào nước gặp khó khăn ở phía đông EU. Ở đó giới tinh hoa chính trị rất cần tiền, nhưng ở Berlin thì khác”, nhà chính trị học người Đức Alexander Rahr nói với RIA Novosti.

Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Chính trị Alexei Makarkin cho rằng, Đức và Trung Quốc bổ sung cho nhau về mặt kinh tế, nhưng rất xa cách về chính trị và tinh thần.

“Trung Quốc đang tập trung vào sản xuất hàng loạt, Đức lại hướng tới sản phẩm cao cấp, nhưng mang tính chất đơn lẻ. Trên phương diện này, họ hứng thú với việc hợp tác. Và cả hai nước đều rất cần duy trì chế độ thương mại tự do. Tuy nhiên, triển vọng cho một sự xích lại gần nhau về mặt chính trị lại không rõ ràng…”, chuyên gia lưu ý. Theo ý kiến của ông, điều trước mắt Trung Quốc và Đức cần làm là bảo vệ các quyền của họ thông qua WTO.

Vào ngày 16-17/7, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-châu Âu dành riêng cho các vấn đề về hợp tác kinh tế và chính trị sẽ được tổ chức và Bắc Kinh vẫn hy vọng về sự giúp đỡ của châu Âu.

RELATED ARTICLES

Tin mới