Saturday, September 7, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnCác nước nghèo lún sâu trong nợ TQ

Các nước nghèo lún sâu trong nợ TQ

Trung Quốc đang dồn gánh nặng các khoản nợ không bền vững lên các quốc gia nghèo thông qua các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn không khả thi về mặt kinh tế, người đứng đầu Tổng công ty đầu tư tư nhân nước ngoài của Mỹ (OPIC) cho biết vào ngày 16/7.

Trong khi đó, Washington đang tìm cách tăng cường đầu từ tài chính trong lĩnh phát triển khi đối mặt với tham vọng toàn cầu của Trung Quốc, theo the Epochtimes.

Ra mắt vào năm 2013, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc có mục đích xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng kết nối Trung Quốc bằng đường bộ và đường biển đến Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi.

Trung Quốc đã cam kết 126 tỷ đô la cho kế hoạch này, mà các nhà quan sát nhận thấy chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình thông qua các khoản đầu tư nước ngoài.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters tại Johannesburg, Giám đốc điều hành OPIC, ông Ray Washburne cảnh báo chiến lược của Trung Quốc đã giăng bẫy nợ cho nhiều quốc gia nghèo vì những dự án vượt quá quy mô.

Ông Washburne không phải là người đầu tiên cảnh báo về việc phát sinh nợ liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde trong tháng 4 đã cảnh báo các đối tác Vành đai và Con đường của Trung Quốc nên cẩn trọng khi xem tài chính là “bữa trưa miễn phí”.

Vào tháng 3, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã phân tích nguy cơ bẫy nợ của 68 quốc gia tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường. Và đưa ra kết luận rằng đa số đều có nguy cơ phá sản vì dự án này.

Tháng 12 năm ngoái, Sri Lanka đã chính thức bàn giao các hoạt động thương mại tại cảng chính phía Nam, Hambantota cho một công ty Trung Quốc, như một phần của kế hoạch chuyển đổi 6 tỷ đô la các khoản vay mà Sri Lanka nợ Trung Quốc thành vốn chủ sở hữu.

Các quan chức Mỹ cảnh báo một cảng chiến lược ở quốc gia nhỏ bé Horn of Africa của Djibouti có thể là kế hoạch chuyển đổi tiếp theo, một viễn cảnh mà chính phủ nước này đã phủ nhận.

Ông Washburne cũng lên tiếng lo ngại về việc mở rộng 360 triệu đô la cho dự án sân bay tại thủ đô Lusaka, Zambia hiện đang được thực hiện với nguồn tài trợ từ Ngân hàng Exim Trung Quốc.

Ông Washburne cho biết nền kinh tế địa phương không được hưởng lợi từ điều đó. Đó là một sân bay quá lớn. Zambia sẽ mắc rất nhiều khoản nợ. Tại một số thời điểm đến hạn phải trả tiền. Khi đó hoặc là trả tiền hoặc người Trung Quốc nắm quyền kiểm soát.

Trong tháng này, OPIC khởi động một sáng kiến tập trung vào châu Phi và sẽ dành riêng hơn 1 tỷ đô la cho các dự án hỗ trợ công nghệ vận chuyển, thông tin và truyền thông, và các chuỗi giá trị trong suốt ba năm tới.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới