Mỹ sẽ không thể làm được gì nếu nền kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững trên đôi chân của mình…
Mỹ, Nhật Bản đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển hùng mạnh…và bây giờ chính họ hoảng hốt, lo sợ Trung Quốc nên đang tìm cách chống lại…hay chính họ, như câu châm ngôn của phương Tây rằng, “đã tạo ra một con quái vật mà không đánh bại được nó”?
Có phải vì chiến thuật của Trung Quốc thời ông Đặng là “giấu mình chờ thời…” quá tinh vi khiến cho Mỹ bị bịt mắt mà không hề nghĩ suy khi Trung Quốc từ năm 2005 đến nay tốc độ tăng trưởng trung bình 10% GDP và chỉ đến năm 2010 là vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới sau Mỹ…
Phải chăng, từ năm 2005, dư luận Trung Quốc đã nói lên giấc mơ “truất quyền bá chủ của Mỹ”, Trung Quốc đòi chia các đại Dương với Mỹ nhưng Mỹ vẫn tảng lờ không nghe thấy, không nhận thấy ý đồ của Trung Quốc?
Thật đáng tiếc là không phải như vậy. Trong 2 kẻ thù, hay 2 đối tượng với Mỹ sau chiến tranh lạnh là Trung Quốc và Nga thì người Mỹ đã lập kế hoạch đối phó từng bước diệt ai trước, diệt ai sau rất bài bản…
Có thể nói, Nga đã kế thừa toàn bộ sức mạnh quân sự của Liên Xô nên nếu để Nga dần hồi phục kinh tế, chính trị, xã hội thì muôn đời Mỹ-Phương Tây không thể làm tan rã được. Vì thế, mục tiêu cấp bách đầu tiên cũng là thời cơ thuận lợi nhất là triển khai kế hoạch nhằm vào nước Nga.
Đó là Mỹ-Phương Tây phá hoại nước Nga, làm tan rã nước Nga bằng sức ép quân sự và kinh tế, và thực tế là trước năm 2000 khi Putin chưa đắc cử Tổng thống, ngày tàn của nước Nga đã được đã được đánh số…
May mắn cho nước Nga đã xuất hiện kịp thời Vladimir Putin, dưới sự lãnh đạo của ông, đến bây giờ Mỹ và Phương Tây đã không gì ngăn cản được nước Nga đã đang trở thành một cường quốc mà thế giới không thể thiếu nước Nga. Trật tự thế giới đã phải thay đổi…
Còn Trung Quốc thì sao? Là nước xếp thứ hai sau Liên Xô vậy khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư?
Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chưa đến lúc cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Và do đó, Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc sau khi đã đặt những “quả bom” trong nền kinh tế Trung Quốc…chờ kích nổ
Về kinh tế. Đối với Mỹ, Trung Quốc là một thị trường béo bở, rộng lớn. Mỹ tha hồ khai thác, bóc lột biến Trung Quốc thành “đại công trường thế giới”. Là nơi cho Mỹ vay tiền để làm giàu và quỵt nợ bất cứ lúc nào Mỹ muốn.
Hãy xem cách hành xử của nước Nga với Mỹ trong trái phiếu kho bạc Mỹ thì sẽ rõ sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Mỹ như thế nào…
Nga đã bán hết, chỉ còn hơn 14 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, trong khi Trung Quốc còn hơn 1.200 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ nhưng bán ra không đáng kể, chỉ gần 12 tỷ. (Mỹ là con nợ của thế giới chừng hơn 20 ngàn tỷ USD)
Lưu ý là, Mỹ phát hành trái phiếu kho bạc không phải là để lấy tiều lưu hành trong nội địa mà chủ yếu là đầu tư (hơn 60% ra nước ngoài). Do đó thực chất 1.200 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc là tiền Mỹ vay Trung Quốc để đầu tư tại Trung Quốc.
Trung Quốc cho Mỹ vay (tức mua trái phiếu) vừa có lãi (rất không đáng kể), vừa thu thuế, nhưng đặc biệt chủ yếu là tăng trưởng và đáp ứng công ăn việc làm cho dân. Trong khi Mỹ chỉ có công nghệ cao, đi vay tiền Trung Quốc, tận dụng nguồn dân công giá rẻ, nên lời kếch sù, lợi đơn lợi kép…
Mặt khác, chính Mỹ hay đúng ra là Kho bạc Mỹ FED là người in ra đồng tiền cho vay đó, cho nên, FED chỉ cần bằng vài thao tác nhỏ để làm yếu đồng dollar hay tăng lãi suất thì giá trị trái phiếu bị giảm. Đây là cách ăn giảm nợ rất nhanh của Mỹ.
Trung Quốc biết Mỹ sẽ giảm nợ như từng làm với Nhật, nhưng vì mục tiêu tăng trưởng nên vẫn phải “cố đấm ăn xôi”, chưa thể buông Mỹ ra được, và bất luận thế nào thì vẫn phải buộc mua trái phiếu Mỹ tức là vẫn cho Mỹ vay tiền.
Trong cuộc chiến thương mại vừa mới nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ việc áp thuế của Mỹ với các mặt hàng Trung Quốc mà đã có dấu hiệu Trump làm yếu đồng dollar và tăng lãi suất – là nguy cơ đe dọa đến trái phiếu của Trung Quốc sẽ không cánh mà bay…
Vậy tại sao, Trung Quốc không mạnh tay bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ như Nga để sử dụng đầu tư vào quốc gia khác, lĩnh vực khác, đồng tiền khác?
Đơn giản do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Trung Quốc nên Trung Quốc muốn giữ tỷ giá cố định giữa đồng Yuan và Dollar để đảm báo cho mục tiêu tăng trưởng nhằm để giữ vững xã hội ổn định và đạt các mục tiêu chính trị khác…
Ngoài ra nếu để đồng Yuan mất giá so với đồng dollar thì coi như bị Mỹ quỵt nợ theo kiểu Mỹ đã làm với Nhật Bản.
Xem ra, người Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự sụp đổ của đồng dollar nhưng Trung Quốc chưa thể.
Thật đúng khi có ai đó đã nói rằng: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn dollar, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu dollar, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng”.
Vậy trong lĩnh vực kinh tế Mỹ hay Trung Quốc làm chủ cuộc chơi? Câu trả lời: Mỹ.
Kinh tế luôn gắn liền với chính trị. Đối với Trung Quốc, Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của nền kinh tế xuất khẩu là chủ yếu của Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc có được như bây giờ một phần là nhờ Mỹ. Nếu thị trường Mỹ biến động lập tức nền kinh tế Trung Quốc sẽ có vấn đề. Ít nhất có hàng chục triệu hoặc thậm chí là hàng trăm triệu lao động mất việc làm.
Đây là một thảm họa cho ổn định chính trị, xã hội, điều mà Trung Quốc không muốn bằng mọi giá. Và đây cũng chính là điểm yếu nhất, là tử huyệt đầu tiên của Trung Quốc mà Mỹ đã nắm chắc để ra đòn.
Đối với Nga, Mỹ và Phương Tây đã tiến hành cấm vận kinh tế, trừng phạt rất khắc nghiệt nhưng vô hiệu vì Nga không phải là công trường của Mỹ, của thế giới, nhưng nếu Mỹ và Phương Tây tiến hành như vậy với Trung Quốc thì chắc chắn Trung Quốc sẽ chịu tác động lớn.
Tử huyệt thứ 2 của Trung Quốc là “thiếu công nghệ cốt lõi”. Đây là nhận biết cay đắng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Đơn cử, khi Mỹ trừng phạt công ty viễn thông ZTE hàng đầu của Trung Quốc vài tháng trước bằng cách cấm bán con chíp bán dẫn và hệ điều hành cho ZTE đã khiến ZTE đầu hàng, nộp phạt 1 tỉ USD, ký quỹ 400 triệu USD và tái cấu trúc bộ máy lãnh đạo, cho phép Mỹ cài người theo dõi.
Rõ ràng là khi “thiếu công nghệ cốt lõi” trong các ngành kinh tế quan trọng hay công nghệ cốt lõi đó Mỹ-Nhật Bản đang nắm giữ thì “tình thế ZTE” luôn xảy ra nếu Mỹ muốn.
Công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc, Mỹ không muốn diệt mà chỉ cho tồn tại như vừa rồi chứng tỏ Mỹ cài rất nhiều “quả bom” trong các ngành kinh tế Trung Quốc và kích nổ quả bom đầu tiên tại ZTE.
Như vậy, Mỹ đâu có chủ quan, dễ dãi với đối tượng của mình bao giờ cả. Hy vọng, Trung Quốc sẽ “gỡ hết các quả bom Mỹ cài trong các ngành kinh tế” và như Nga, nhờ cấm vận, trừng phạt mà Nga đã xây dựng một nền kinh tế vững chắc trên đôi chân mình.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đã xảy ra, chỉ mới vài đòn đưa đẩy đã khiến Trung Quốc phải đề ra một loạt chính sách…
Té ra Trung Quốc giàu thật, GDP đứng thứ 2 thế giới nhưng không mạnh hơn Mỹ và dễ bị tổn thương bởi Mỹ.