Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiCuộc chiến thương mại Mỹ Trung: EU bắt đầu chọn phe

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung: EU bắt đầu chọn phe

Tổng thống Mỹ Donald Trump hào hứng với thỏa thuận thương mại mới vì EU sẽ “mua rất nhiều đậu tương”.

Mỹ và Liên minh châu Âu EU đã đồng ý một khuôn khổ để đưa thuế quan và hàng rào thương mại xuống bằng 0 cho hàng hóa giao dịch giữa Mỹ và châu Âu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại cuộc thảo luận hôm 25/7 đã đồng ý về việc EU sẽ mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, đưa thuế quan và hàng hóa giao dịch giữa Mỹ và châu Âu về mức thuế bằng 0.

Tuyên bố trên trang Twitter yêu thích, Tổng thống Mỹ cho biết hai bên đã nhất trí một “giai đoạn mới” trong quan hệ song phương cũng như phối hợp hướng đến mục tiêu không thuế quan, không rào cản phi thuế quan và không trợ cấp ở lĩnh vực hàng công nghiệp không tự động.

Hai bên cũng nhất trí phối hợp để tăng cường thương mại trong các lĩnh vực dịch vụ, hóa chất, dược phẩm, sản phẩm y tế và đậu tương. Theo đó, EU sẽ bắt đầu mua đậu tương từ Mỹ.

Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố về việc hai bên sẽ giải quyết vấn đề liên quan đến thuế nhôm thép và các biện pháp trả đũa song phương hiện nay.

Tổng thống Mỹ đã rất hài lòng về kết quả buổi thảo luận. Kết thúc chuyến thăm, ông Trump gọi đó là một “ngày trọng đại” cho “thương mại tự do và công bằng”.

Tron khi đó, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu cho biết tại cuộc gặp kéo dài hơn 2 giờ với Tổng thống Trump, hai bên đã xác định một số lĩnh vực hợp tác hướng tới việc không thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp.

Hai bên cũng nhất trí củng cố hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. EU nhập khẩu thêm khí đốt hóa lỏng từ Mỹ. Ngoài ra, Brussels và Washington nhất trí đối thoại về các tiêu chuẩn.

Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Hôm nay, Mỹ và EU có mối quan hệ thương mại song phương 1.000 tỷ USD – một mối quan hệ kinh tế lớn nhất trên toàn thế giới. Chúng tôi muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại này với lợi ích của tất cả các công dân Mỹ và châu Âu.

Đây là lý do tại sao chúng tôi đã đồng ý ngày hôm nay, trước hết, để làm việc cùng nhau để đưa thuế quan về con số 0, không có rào cản phi thuế quan và không có trợ cấp đối với hàng hóa công nghiệp trừ ô tô.

Ông Juncker lưu ý rằng quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và Mỹ nên vẫn là “cái neo để giữ sự ổn định toàn cầu” và “nhờ có Mỹ ở châu Âu, hòa bình đã được phục hồi, và quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã trở thành nền tảng cho sự ổn định và thịnh vượng toàn cầu”.

Hai bên gọi cuộc họp ở Washington là cuộc họp khởi động một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Mỹ: “một giai đoạn của tình bạn thân thiết, quan hệ thương mại mạnh mẽ”.

Cuộc họp đầy thành công giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch EU Jean-Claude Juncker không chỉ giải quyết các mâu thuẫn thương mại còn tồn tại mà còn giúp Mỹ có được lợi ích kinh tế cần thiết.

Theo ông Trump tiết lộ, “Liên minh châu Âu gần như ngay lập tức bắt đầu mua rất nhiều đậu nành từ nông dân Mỹ”, đã giải quyết trước mắt tình trạng cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có cơ hội hạ nhiệt.

Đậu tương đã trở thành “cuộc chiến” giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi, Trung Quốc chính thức “làm thật” về những đe dọa áp thuế của ông Trump.

Trung Quốc đã áp mức thuế mới tăng 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa nhập từ Mỹ vào đúng 12h trưa ngày 6/7 (giờ Bắc Kinh) để trả đũa quyết định của Tổng thống Donald Trump áp đặt mức thuế đối với sản phẩm nhập của Trung Quốc.

Con tàu Peak Pegasus ngày hôm đó chở 80.000 tấn đậu hạt đi từ Seatle (Mỹ), dự kiến cập cảng Đại Liên trước 12h trưa 6/7.

Tuy nhiên, do tàu không kịp cập bến trước 12h và bên mua hủy đơn đặt hàng, nên phía bán đã tức giận cho đổ tất cả số hàng này xuống biển.

80 ngàn tấn đậu tương này trị giá 150 triệu NDT (525 tỷ VND), nếu cập cảng sau thời điểm 12h sẽ bị trả thêm 27,5 triệu NDT (96,25 tỷ VND) bởi mức thuế gia tăng. Khoản tiền thuế này do bên mua là Tổng công ty dự trữ lương thực Trung Quốc phải chịu.

Sự phản ứng của Trung Quốc mang tính phản đối mạnh mẽ các đe dọa thuế má của ông Trump cuối cùng đã đổ bể khi mà EU là người tuyên bố sẽ đáp ứng các đơn đặt hàng chưa có chủ.

Rõ ràng Mỹ là người thắng trong cả hai cuộc đối đầu này.

Washington đã có cơ bản những gì họ muốn, những thuận lợi thuế má mà EU mang lại cho Mỹ, sự bù đắp thiếu hụt của Trung Quốc mà Brussels mang tới đều dễ dàng có được chỉ bằng những lời đe dọa.

RELATED ARTICLES

Tin mới