Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐàm luậnCampuchia cảnh giác trước âm mưu của TQ

Campuchia cảnh giác trước âm mưu của TQ

Sau 33 năm cầm quyền ở Campuchia, Thủ tướng Hun Sen hướng đến mục tiêu củng cố quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử hôm 29-7, với tỉ lệ cử tri đi bầu khoảng 70%.

Theo dõi quá trình bầu cử, nhà chức trách Campuchia nhận thấy đãcó chứng cứ cho thấy một đội ngũ tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập hệ thống máy tính của Ủy ban Bầu cử, các thủ lĩnh đối lập và giới truyền thông Campuchia.Cuộc bầu cử bao gồm 19 đảng phái nhỏ, ít tên tuổi mà các quan sát viên đánh giá không hề gây ra một thách thức đáng kể nào đối với Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông Hun Sen .

Ông Hun Sen đã làm thủ tướng từ năm 1985, khi mới 32 tuổi. Tuy vậy, giới chức nước này khẳng định con số các đảng phái trong cuộc chạy đua chính trị (sẽ có kết quả chính thức khoảng giữa tháng 8/2018). Điều này cho thấy Campuchia có một nền dân chủ đa đảng. Phát ngôn viên đảng cầm quyền Sok Eysan dự báo ông Hun Sen sẽ giành chiến thắng vang dội.

Trong khi đó, theo kênh Al Jazeera, ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson, nhận xét kết quả cuộc bầu cử sẽ là ông Hun Sen tiếp tục cầm quyền. Sức mạnh to lớn của ông Hun Sen nằm ở khả năng vượt qua tất cả mọi biến động.

Cuộc bầu cử ở Campuchia không chỉ là câu câu chuyện riêng của đất nước nước Chùa Tháp. Đây là nơi diễn ra cuộc cạnh tranh ủy nhiệm giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn tranh giành ảnh hưởng ở quốc gia Đông Nam Á. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài và viện trợ kinh tế lớn nhất của Phnom Penh. Bắc Kinh đã tài trợ 20 triệu USD vào các phòng phiếu, máy tính và các trang thiết bị khác cho Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia. Còn Nhật Bản cũng là một trong những nhà tài trợ hàng đầu của Campuchia và đã cung cấp trên 10.000 thùng phiếu trị giá 7,5 triệu USD – theo hãng tin Reuters.

Sự “đóng góp” này chẳng hề khiến dư luận kinh ngạc bởi vì cả hai cường quốc kinh tế châu Á đều có mối quan hệ sâu sắc mang tính lịch sử với Campuchia. Riêng hành động của Tokyo được cho là xuất phát từ chiến lược từ lâu vẫn nhắm vào tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh khắp khu vực Đông Nam Á.

Theo kênh CNBC, Công ty Nghiên cứu an ninh FireEye (Mỹ), đã phát hiện chứng cứ cho thấy một đội ngũ tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập hệ thống máy tính của Ủy ban Bầu cử, các thủ lĩnh đối lập và giới truyền thông Campuchia. Đến nay vẫn chưa rõ đã có dữ liệu nào bị xâm phạm chưa nhưng FireEye cho rằng nhiều khả năng các hoạt động bầu cử và chính quyền của Campuchia đã có thể lọt vào tầm ngắm của chính phủ Trung Quốc.

Theo nhận định của bà Champa Patel, Giám đốc chương trình châu Á – Thái Bình Dương tại Viện Chính sách quốc tế hoàng gia ở London – Anh: “Dấu chân về kinh tế của Nhật Bản đang bắt đầu trở nên nhỏ bé do quy mô đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia, thông qua các dự án Vành đai và Con đường và tầm ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc”. Theo bà, đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lúc này, duy trì mối quan hệ với Campuchia là hành động đối trọng với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước này cũng như cả trong khu vực rộng lớn.

Từ lâu, Nhật Bản rất muốn gia tăng sự hiện diện ở đất nước đang phát triển này – hồi tháng 4 năm nay, 2 bên đã ký kết thỏa thuận trợ cấp và vay nợ tổng cộng trên 90 triệu USD. Chuyên gia Paul Chambers, Trường ĐH Naresuan (Thái Lan), nhận xét chính sách đối ngoại của Nhật Bản nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia. 

Nhanh chân hơn, Bắc Kinh đã đề nghị giúp chính phủ của Thủ tướng Hun Sen hàng tỉ USD nhằm hỗ trợ kinh tế và các khoản vay nợ thông qua các khuôn khổ song phương và chương trình cơ sở hạ tầng được biết đến với tên gọi Vành đai và Con đường. 

Không chỉ có thế, rất nhiều hoạt động kinh doanh thương mại của Trung Quốc đã tràn ngập Campuchia, bao gồm các khu kinh tế, sòng bạc và khu công nghiệp. Trong bối cảnh đó, trang tin Nikkei bình luận rằng người dân Campuchia đang đề cao cảnh giác trong khi sự đầu tư của Trung Quốc làm biến đổi đất nước họ. 

RELATED ARTICLES

Tin mới