Tuesday, November 5, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đang kiểm soát đồng nhân dân tệ như thế nào?

TQ đang kiểm soát đồng nhân dân tệ như thế nào?

Đồng nhân dân tệ mất giá đã trở thành tâm điểm gây chú ý trong xung đột thương mại Mỹ – Trung.

Theo CNN, đồng nội tệ Trung Quốc đã giảm khoảng 9% so với USD kể từ tháng 4.2018 và hiện được giao dịch gần mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Đà giảm giá của nhân dân tệ đã thu hút sự chú ý của Tổng thống Donald Trump, người không ít lần cáo buộc Trung Quốc phá giá tiền tệ để thúc đẩy xuất khẩu.
“Nhân dân tệ đang rơi rất nhanh”, chủ nhân Nhà Trắng nhận định hồi tháng trước.
Một loại tiền tệ khác biệt
Không giống USD hay bảng Anh, nhân dân tệ không được giao dịch tự do. Mỗi sáng, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ đặt ra một tỷ giá tham chiếu mới, theo đó nhân dân tệ sẽ chỉ được phép di chuyển lên hoặc xuống 2% trong hạn mức quy định.
Ông Aidan Yao, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Công ty quản lý tài chính AXA Investment Managers, cho biết từ trước đến nay Trung Quốc luôn có lý do để kiểm soát chặt chẽ tiền tệ. Khi nước này lần đầu tiên mở cửa nền kinh tế trong những năm 1970 và 1980, họ đã muốn giữ giá đồng nội tệ ở mức thấp để thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu trước các đối thủ châu Á.
Bên cạnh đó, tính ổn định cũng là một trong những yếu tố chính. Trung Quốc đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 nhờ đóng cửa phần lớn nền kinh tế với các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi các nước khác trong khu vực phải trải qua tình trạng tiền tệ bị ảnh hưởng nặng nề.
Tương tự như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), PBOC cũng đặt ra các mức lãi suất để định hướng nền kinh tế. Điều này có thể tác động đến giá trị của nhân dân tệ. Ngoài ra, PBOC còn dùng những công cụ khác, chẳng hạn đưa ra quyết định số tiền mà các ngân hàng Trung Quốc bắt buộc phải dự trữ.
Tuy nhiên, khác với Fed, PBOC hoạt động tuân theo các mệnh lệnh về chính sách tiền tệ từ lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc.
PBOC đã can thiệp vào thị trường bằng cách thông qua các ngân hàng nhà nước, hoặc tận dụng nguồn dự trữ ngoại tệ lớn để chống đỡ cho đồng nhân dân tệ. Ngân hàng này cũng có lần gây ngạc nhiên cho cả thế giới như đợt phá giá nhân dân tệ hồi năm 2015.
“PBOC vẫn là người chơi chính trong thị trường ngoại hối. Chúng ta không thực sự thấy hình thức can thiệp tương tự như thế ở Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hoặc Ngân hàng Nhật Bản”, ông Yao nhận xét.
Đà sụt giảm gần đâyCác nhà phân tích nghi ngờ rằng Trung Quốc có vai trò chủ động trong tình trạng rớt giá gần đây của nhân tệ so với USD và các đồng tiền chính khác trong rổ tiền tệ. Theo họ, xung đột thương mại leo thang với Mỹ, cùng những lo ngại về tình trạng suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là yếu tố đẩy đồng nội tệ Trung Quốc xuống thấp hơn vào thời điểm Fed vẫn đang đều đặn tăng lãi suất.
Song, mặc dù nhân dân tệ yếu đi có thể giúp cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn, bù đắp vào những ảnh hưởng từ thuế quan của Mỹ, nhưng giới phân tích cho rằng Bắc Kinh lúc này dường như lại quan tâm nhiều hơn đến việc hỗ trợ nâng giá nhân dân tệ. Một động thái cho thấy chính phủ Bắc Kinh đang muốn có một đồng tiền ổn định hơn.
Tiếp theo sẽ là gì?
Để thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc xác định giá trị tiền tệ cuối cùng sẽ là điều mà Trung Quốc muốn, nhưng quá trình cần phải có thời gian. Trong thập niên qua, nhân dân tệ đã được giao dịch tự do hơn ở các thị trường bên ngoài Đại lục như Hồng Kông, London và New York. Tuy nhiên, giá của đồng tiền này vẫn còn phụ thuộc lớn vào mức giá trong nước.
Các sáng kiến khác trong những năm gần đây, chẳng hạn như liên kết giao dịch chứng khoán và trái phiếu với Hồng Kông, cũng giúp giới đầu tư nước ngoài dễ dàng giao dịch tài sản định giá bằng nhân dân tệ.
“Trung Quốc muốn nâng cao ảnh hưởng trong hệ thống tài chính toàn cầu”, ông Yao nhận định.
RELATED ARTICLES

Tin mới