Sunday, January 12, 2025
Trang chủBiển nóngLiệu TQ nhượng bộ Mỹ trong các cuộc đàm phán sắp tới?

Liệu TQ nhượng bộ Mỹ trong các cuộc đàm phán sắp tới?

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông không “mong đợi nhiều” về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ -Trung diễn ra vào ngày 22-23/8, Trung Quốc lại có những hành động cho thấy một dấu hiệu sẵn sàng tham gia cuộc đàm phán lần này.

Vào ngày 21/8, Bộ Thương mại Trung Quốc, cùng với chín cơ quan nhà nước đã ban hành thông báo nhắc nhở ngành thép “tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”, cấm trợ cấp xuất khẩu hoặc các hành vi khác nhằm kiếm lợi cho các nhà sản xuất trong nước, theo The Epoch Times.

Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu trước đây đã từng phàn nàn về việc bán phá giá thép của Trung Quốc.

Dấu hiệu tích cực hiếm hoi đến trực tiếp từ chính quyền Trung Quốc đã được nhà phân tích Heng He chỉ ra, ông cho đây là một dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc có thể sẵn sàng nhượng bộ trong các cuộc đàm phán.

“Trong các cuộc đàm phán trước đó, Trung Quốc đã không thể hiện sự chân thành [muốn đàm phán]. Lần này, Trung Quốc có thể sẽ nghiêm túc”, ông nói với The Epoch Times.

Scott Kennedy, giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, cho rằng các cuộc đàm phán chỉ đóng vai trò là một bài khởi động “làm nóng”, ông nói với Reuters: “Kỳ vọng có thể thấp đối với cả hai bên”.

Các cuộc đàm phán không được mong đợi nhiều về khả năng đảo ngược quyết định của Mỹ trong việc áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, cũng như thuế trả đũa từ Trung Quốc lên 16 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.

Nhưng các cuộc đàm phán dự kiến có thể thiết lập một khuôn khổ cho các cuộc đàm phán tiếp theo, khi mà Tổng thống Trump đã đe dọa sẽ áp thuế quan đối với hầu như tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc, trừ khi Bắc Kinh đáp ứng nhu cầu của ông.

Trong nhiều tuần, giá trị của đồng nhân dân tệ đã giảm so với đồng đô la, giảm 6,8% từ ngày 1/6 đến ngày 10/8. Các nhà phân tích nhận định chính quyền Trung Quốc đang đẩy giá trị đồng nhân dân tệ giảm xuống nhằm giảm bớt áp lực từ thuế quan của Mỹ.

Tổng thống Trump, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào ngày 20/8, cũng chỉ trích chính quyền Trung Quốc thao túng tiền tệ vì lý do này. Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) trước đó cũng từng ám chỉ sẵn sàng để đồng nhân dân tệ yếu đi. Điều này sẽ giúp Trung Quốc xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn, vì giá thành sẽ rẻ hơn nếu tính theo USD, bù đắp phần thiệt hại từ thuế nhập khẩu của Mỹ.

Ngay sau khi thông tin về các cuộc đàm phán được công bố vào ngày 16/8, đồng nhân dân tệ đã tăng 52 điểm cơ bản lên 6.8894 nhân dân tệ đổi một USD vào ngày 17/8, kết thúc chuỗi sáu ngày liên tiếp trượt giá.

Bằng chứng về việc Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ trước đàm phán thương mại là việc chi nhánh Thượng Hải của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành một chính sách vào ngày 16/8, cho phép các ngân hàng thương mại sử dụng tài khoản liên ngân hàng để gửi, hoặc cho vay nhân dân tệ ra nước ngoài, thông qua các kênh thương mại tự do của quốc gia. Động thái này nhằm mục đích thắt chặt thanh khoản nhân dân tệ ra nước ngoài.

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan dẫn lời một giáo sư kinh tế tại Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong của Trung Quốc, ông Chen Bo, rằng những nỗ lực can thiệp vào sự mất giá đồng nhân dân tệ gần đây của ngân hàng Trung ương Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy thái độ sẵn sàng đàm phán của chính quyền nước này.

RELATED ARTICLES

Tin mới