Trung Quốc có một nền văn hóa vĩ đại, cùng với sự áp chế bằng cường quyền từ Trung Quốc thì tự thân các nước láng giềng cũng ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc trong quá trình phát triển.
Hiện nay Trung Quốc đã trở thành cường quốc về kinh tế, vì vậy bên cạnh sự chịu ảnh hưởng về văn hóa, các nước láng giềng và nhiều nước ở các khu vực khác còn đang chịu ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc.
Trong quá trình phát triển gần đây, Trung Quốc đã đi lại con đường của Nhật Bản là học hỏi, thu nhận sự tiến bộ về khoa học – công nghệ và kinh tế từ Châu Âu và Mỹ. Vì vậy họ có các sản phẩm F1, có thể cạnh tranh với Nhật Bản.
Cũng trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế, Trung Quốc phải tìm cách đưa các công nghệ cũ, giá rẻ ra các nước. Hàng loạt các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đã tiếp nhận nhiều công nghệ ưu tú từ Trung Quốc như công nghệ về xi măng, thép, điện, đường sắt… Bên cạnh giá rẻ, Trung Quốc còn tỏ ra “hào phóng” bằng cách cho vay vốn. Dẫn đến tình trạng các nước vừa bị tiếp nhận công nghệ cũ vừa trở thành con nợ của Trung Quốc.
Khi Tập Cận Bình nắm quyền thì cũng với quá trình nêu trên, các nước còn ngập sâu vào món nợ đầu tư bằng chiến lược “Một vành đai, một con đường” tưởng như Trung Quốc đang đầu tư để cùng phát triển.
Đối với các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu Trung Quốc thâm nhập bằng cách mở đường để cách doanh nghiệp Trung Quốc mua cổ phần của các tập đoàn công nghiệp, nhất là các tập đoàn sản xuất các thiết bị phục vụ cho công nghiệp Quốc phòng của Trung Quốc.
Con đường ấy cứ phát triển từ khu vực Đông Nam Á đến các nước Âu, Phi. Đến gần đây các nước mới bừng tỉnh nhận ra sự thật của sự phụ thuộc, sự trở thành con nợ của Trung Quốc.
Đầu tiên là Myanmar tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc. Gần đây Thủ tướng Malaysia đã quyết hủy hai dự án lớn là tuyến đường sắt East Coast Rail Link (20 tỷ USD) và đường ống dầu khí Sabah Gas Pipeline (2 tỷ USD). Trong khi đó thì Campuchia và Lào lại đang tiếp tục mắc vào bẫy nợ của Trung Quốc.
Nước Đức trước đây có nhiều tập đoàn đã bị Trung Quốc mua cổ phần, cho đến gần đây mới giật mình tìm cách ngăn chặn làn sóng đầu tư vào Đức từ Trung Quốc.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam vừa qua cũng đã có văn bản cảnh báo khi vay vốn đầu tư của Trung Quốc sau khi kể ra hàng loạt công trình xây dựng bằng vốn Trung Quốc và do Trung Quốc đều đội giá nhiều lần mà kết quả là vừa chậm vừa không hiệu quả.
Việt Nam cần mạnh dạn hơn nữa trong quá trình thoát Trung, nhưng lại tránh bài Trung. Cần phải lựa chọn học tập, tiếp thu những gì là tiến bộ và dứt khoát gạt bỏ, ngăn chặn những gì lạc hậu, và nhất là đừng mắc mưu Trung Quốc.