Monday, June 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mới‘Đánh đu’ với Trung Quốc, châu Phi trượt dài trên con đường...

‘Đánh đu’ với Trung Quốc, châu Phi trượt dài trên con đường nguy hiểm?

Chiến lược kinh tế “giăng bẫy nợ” của Trung Quốc đối với các nước nghèo thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường đang được tiếp tục minh chứng bằng trường hợp của quốc gia châu Phi Zambia, theo Taiwan News.

Không có khả năng thanh toán các khoản vay từ Trung Quốc nhằm phát triển các dự án cơ sở hạ tầng, chính phủ Zambia sắp phải “gán nợ” công ty điện lực ZESCO của mình cho Bắc Kinh.

Kể từ khi ông Edgar Lungu trở thành tổng thống Zambia vào năm 2015, chính phủ của ông đã vay tới 8 tỷ USD của Trung Quốc để đầu tư vào các dự án khác nhau.

Ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Zambia không ngừng tăng trong suốt 20 năm qua, kể từ khi Trung Quốc mua cổ phần mỏ đồng Chambishi của quốc gia châu Phi này vào năm 1998, Taiwan News nhận định. Kể từ đó Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Zambia, và cũng đã gây ra sự bất bình đối với người dân nước này trong nhiều năm qua, các cuộc đụng độ vũ trang giữa các chủ doanh nghiệp Trung Quốc và công nhân địa phương đã xảy ra nhiều lần.

Hiện nay dưới quyền quản lý của vị tổng thống thân Trung Quốc, Zambia dường như là “nạn nhân đầu tiên” trong chiến dịch thiết lập quyền bá chủ kinh tế và chính trị ở châu Phi của Bắc Kinh, Taiwan News bình luận.

Nếu công ty ZESCO nằm trong tay Trung Quốc, thì quốc gia khổng lồ ở châu Á ngoài việc sở hữu một lượng lớn cổ phần ở các mỏ đồng, coban với trữ lượng khổng lồ của Zambia, sẽ còn kiểm soát 80% nguồn cung cấp điện của nước này. Ảnh hưởng toàn diện của Trung Quốc tại Zambia sẽ là “sự mất mát lớn nhất về chủ quyền của quốc gia kể từ khi [nước này] độc lập”, theo báo cáo của Ủy ban châu Phi.

Quyết định trao công ty ZESCO vào tay Trung Quốc của chính phủ Zambia được thực hiện ngay sau khi Tổng thống Lungo của nước này tham gia hội nghị thượng định giữa Trung Quốc và các nước châu Phi một tuần trước. Trong hội nghị này, theo Business Insider, ông Lungo đã nhận được một khoản vay 30 triệu USD từ Bắc Kinh để Zambia tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạng tầng của mình ở vùng kinh tế phía đông của quốc gia.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Gambia, Adama Barrow, trong hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – châu Phi tuần trước tại Bắc Kinh đã nói với ông Tập Cận Bình rằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan trước đây là một “sai lầm lớn” đối với đất nước của ông.

Gambia đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 2013, và thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc ba năm sau đó. Hiện tại, nước này đang chuẩn bị triển khai một dự án mở rộng cảng biển Banjul, cũng như một dự án cơ giới hóa nông nghiệp, và xây dựng hai cây cầu lớn với sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của Trung Quốc. Gambia cũng được Trung Quốc xóa khoản nợ 12 tỷ đô la vào tháng 8/2017.

“Zambia và cả lục địa rộng lớn [châu Phi] đang đi trên một con đường nguy hiểm. Trung Quốc chỉ cho vay khi nhận được lợi ích không lồ về chính trị. Nó [việc cho vay của Trung Quốc] mang lại cho họ cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên của châu Phi”, Africa Exponent viết.

RELATED ARTICLES

Tin mới