Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ sốt ruột thấy Nga bắt tay TQ

Mỹ sốt ruột thấy Nga bắt tay TQ

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho rằng không thể có liên minh quân sự giữa CHND Trung Hoa và Liên bang Nga.

Xin giới thiệu với bạn đọc Đất Việt bài viết của nhà báo Maria Bezchastnaya mới đăng trên Svobodnaia Pressa.

Lầu Năm Góc không tin vào khả năng thành lập một liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc. Điều này đã được ông James Mattis công bố, khi trả lời câu hỏi của các phóng viên về việc Hoa Kỳ có cần phải lo lắng về cuộc tập trận “Vostok-2018”, có sự tham dự của quân đội Nga và Trung Quốc hay không.

“Tôi nghĩ rằng những quốc gia này hành động vì lợi ích riêng của họ. Nhưng về lâu dài, tôi không nhìn thấy điều gì để gắn kết Nga và Trung Quốc lại với nhau” – ông Mattis nói

Được biết rằng cuộc tập trận “Phương Đông – 2018”, diễn ra từ ngày 11-17 tháng 9 ở vùng Viễn Đông, là cuộc tập trận lớn nhất ở Nga trong 37 năm qua.

Tham gia cuộc tập trận có 300 ngàn binh lính, hơn 1000 máy bay, trực thăng và thiết bị bay không người lái, gần 36 ngàn xe tăng, xe bọc thép và các phương tiện cơ giới khác, huy động đến 80 tàu chiến các loại.

Trong cuộc tập trận, sẽ có sự tham gia của quân đội Mông Cổ và quân đội Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thông báo rằng sẽ có 30 máy bay trực thăng và máy bay của không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tham gia diễn tập.

Ngày bắt đầu cuộc tập trận ở Vladivostok cũng là ngày khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông. Năm nay, lần đầu tiên, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình tham gia diễn đàn.

Ngày 11 tháng 9, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc hội đàm, thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương và các vấn đề quốc tế quan trọng khác.

Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Tập Cận Bình còn dành thời gian để đi dạo dọc theo bờ của Đảo Nga, mua mật ong và thậm chí uống vài ngụm vodka.

Chương trình làm việc chung của 2 nhà lãnh đạo rất căng thẳng – tổng cộng, họ đã phải tham gia 5 sự kiện, trong khi Tổng thống Nga chỉ tham gia có 2 sự kiện cùng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Đương nhiên, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc không chỉ trổ tài rán bánh, mà họ còn ký một số thỏa thuận kinh tế.

Ngoài các biên bản ghi nhớ khác nhau, một hiệp định vay vốn giữa Ngân hàng ngoại thương VEB (Nga) và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc để trao đổi nguồn tiền lên đến 12 tỷ nhân dân tệ (1,7 tỷ USD). Ngoài ra, VEB còn được hứa hẹn một hạn mức tín dụng là 65 tỷ nhân dân tệ.

Trên website chính thức của Kremlin, tổng số tiền trên được nêu ra là bằng đồng nhân dân tệ, và rõ ràng điều này không phải ngẫu nhiên, bởi vì trong những tháng gần đây Nga đã tăng cường các nỗ lực để chuyển đổi sang thanh toán bằng nội tệ và từ bỏ đồng USD.

Về vấn đề này, ngay cả trong câu chuyện của các nhà lãnh đạo khi mua mật ong cũng mang tính chất tượng trưng.

Vladimir Putin đã mua mật ong cho ông Tập Cận Bình bằng tiền rúp và đề nghị trả nợ bằng đồng nhân dân tệ.

My sot ruot thay Nga bat tay Trung Quoc

Ngày 12 tháng 9, trong phiên họp toàn thể, ông Tập Cận Bình nói rằng Nga và Trung Quốc nên vì lợi ích của sự ổn định và hòa bình, thiết lập quan hệ “tay trong tay”.

Nói tóm lại, các nhà lãnh đạo liên tục nói về tình hữu nghị giữa 2 quốc gia, nhắc lại những câu chuyện dân gian nói về tình bạn trong cơn hoạn nạn v.v…

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đưa ra tuyên bố về tình hữu nghị, đặc biệt là sau khi quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc lấp đầy kinh tế của các mối quan hệ đang bị tụt hậu so với quan hệ chính trị.

Hiện nay, tình hình đã bắt đầu được sửa đổi. Tại Vladivostok, các nhà lãnh đạo của hai nước hứa hẹn sẽ tăng cường quan hệ thương mại với nhau, dự kiến năm nay có thể vượt quá một 100 tỷ đô la.

Kế hoạch này gần như đã đã đạt được vào năm 2013, nhưng sau đó đã xảy ra những sự kiện ở Ukraine, việc sáp nhập Crimea, giá dầu hạ, lệnh trừng phạt và khủng hoảng kinh tế…

Năm nay, có vẻ như kế hoạch này sẽ được khôi phục. Theo ông Tập Cận Bình, trong bảy tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại của 2 bên lên đến 58,3 tỷ đô la và tăng so với cùng kỳ năm ngoái 25,8%.

Trong năm qua, kim ngạch thương mại tăng lên đến 87 tỷ đô la.

Tất nhiên, so với kim ngạch thương mại đối với Hoa Kỳ thì đây không phải là con số quá lớn. Để so sánh, năm 2017 kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, bất chấp cuộc chiến tranh kinh tế, lên đến 3,95 nghìn tỷ NDT (600 tỷ USD), tăng 15% so với năm 2016. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại với Nga năm 2017 cũng đã tăng gần 20 %.

Dù bất luận thế nào đi nữa thì liên minh Nga – Trung Quốc được nhiều nhà phân tích chính trị gọi là một cơn ác mộng đối với Hoa Kỳ, vì vậy, ở vào vị trí của Mattis, phát ngôn về sự bất khả thi của một liên minh quân sự giữa hai nước cũng là dễ hiểu.

Đồng thời với việc khai mạc diễn đàn kinh tế và triển khai cuộc tập trận, trong giới truyền thông Mỹ, có nhiều bài viết nói: việc xích lại gần nhau trong quan hệ với Trung Quốc là nguy hiểm cho Moscow và lẽ ra, Nga cần phải xin lỗi phương Tây với hy vọng rằng Phương Tây sẽ tha thứ cho.

Nhà báo Todd Wood của tờ Washington Post đã viết: “rút kinh nghiệm từ câu chuyện của Hoa Kỳ cho thấy, Trung Quốc có thể lừa gạt nhiều nước và lợi dụng các nước đó, và bây giờ là đến lượt Nga.”

Nhà báo này còn cho biết thêm, đối với Moscow bây giờ chính là thời điểm để “đi đến một thỏa thuận với Trump” bởi vì “điều đó sẽ góp phần vào hòa bình và tăng trưởng kinh tế, cũng như tăng cường các lợi ích quốc gia của hai nước trong bối cảnh chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc”.

Todd Wood đã viện dẫn cuốn sách của Michael Pillsbury – cựu cố vấn Tổng thống Ronald Reagan, trong đó có viết rằng Trung Quốc đã từng mong muốn Mỹ đánh bại Liên Xô, để có thể đạt được tất cả những gì họ cần từ nước Mỹ.

Trong khi đó họ (Trung Quốc – ND) vẫn âm thầm lên kế hoạch lật đổ sự thống trị thế giới của Mỹ – Wood nói, bây giờ điều tương tự đang xảy ra, chỉ có điều khác là “các nhân vật trong cuộc chơi đã được thay đổi”

Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xã hội và kinh tế Trung Quốc Andrei Ostrovsky thì cho rằng những bài viết trên bộc lộ rõ mong muốn của Mỹ ảnh hưởng lên Nga.

Còn liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc thì 2 bên vẫn chưa sẵn sàng để nghĩ tới chuyện thành lập, nhưng trong tương lai thì đây là một triển vọng rất thực tế.

Theo bối cảnh chung thì tình hình hiện tại đang đẩy 2 bên xích lại gần nhau. Nhưng nếu để thành lập liên minh quân sự thì còn có nhiều trở ngại, cả chủ quan lẫn khách quan.

Trở ngại chủ quan là quan điểm của giới tinh hoa Trung Quốc và Nga có thể sẽ chưa có sự nhất trí cao. Còn trở ngại khách quan là mối quan hệ kinh tế phát triển giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thực tế là cả Mỹ và Trung Quốc đều nhận được những ưu tiên nghiêm túc từ tương tác kinh tế. Hiện nay, thương mại với Mỹ đối với Trung Quốc chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch. Đây là một khối lượng lớn hàng xuất khẩu và nhập khẩu, và là một thị trường rất quan trọng đối với Trung Quốc.

Mặc dù sáng kiến “Một vành đai, một con đường” được mở ra, nhưng sự phụ thuộc về thương mại của Trung Quốc vào Mỹ sẽ giảm. Và đương nhiên, sự phụ thuộc của thương mại Hoa Kỳ vào Trung Quốc cũng sẽ giảm.

MỸ SÓT RUỌT THÁY NGA BÁT TAY VÓI TRUNG QUÓC

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình trổ tài rán bánh xèo

Hiện tại, Mỹ đang có một số mối quan tâm đặc biệt. Ví dụ như vấn đề tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của họ ở các bang như Iowa hay Arizona, nơi sản xuất sản phẩm đậu nành.

Không biết sẽ tiêu thụ những sản phẩm với số lượng lớn như vậy đi đâu, nếu không phải là thị trường Trung Quốc.

Các vấn đề phát sinh ngay cả với “iPhone” của Mỹ, thực tế “iPhone” được sản xuất trên lãnh thổ Trung Quốc, sau đó mới nhập vào Mỹ. Nếu như tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc bị đánh thuế thì giá của “iPhone” cũng sẽ tăng mạnh.

Tất cả những yếu tố này kìm hãm Hoa Kỳ. Và, ít nhất thì một bộ phận giới tinh hoa Mỹ sẽ tìm cách giải quyết các mối quan hệ với Bắc Kinh.

Trong khi đó, giới trí thức Trung Quốc, rất tiếc, bị thu hút nhiều vào Mỹ hơn là Nga. Phần lớn sinh viên ở Trung Quốc học tiếng Anh, chứ không phải tiếng Nga, và thanh thiếu niên thích học tập ở Mỹ, chứ không phải ở Nga.

Vì vậy, trong tương lai gần, một liên minh quân sự giữa Trung Quốc và Nga dường như khó lòng được tạo ra. Nhưng về lâu dài thì không loại trừ khả năng đó.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho rằng không thể có liên minh quân sự giữa CHND Trung Hoa và Liên bang Nga.

MỸ SÓT RUỌT THÁY NGA BÁT TAY VÓI TRUNG QUÓC
Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xã hội và kinh tế Trung Quốc Andrei Ostrovsky

Phóng viên “Svobodnai pressa” (“SP”): – Vài năm trước đây, người ta nói rằng thành phần kinh tế đang tụt hậu so với xu thế chính trị. Hiện tại, tình hình đã thay đổi như thế nào?

Andrei Ostrovsky: Hiện tại vẫn đang tụt hậu. Kim ngạch thương mại của 2 nước trong năm nay chỉ có thể đạt 100 tỷ đô la, vẫn còn ít so với các nước khác. Hàn Quốc có 260 tỷ giao thương với Trung Quốc.

Chúng ta (Nga- ND) chỉ đang ở cùng mức như Ấn Độ và Thái Lan, và chúng ta đang thua ngay cả Việt Nam, quốc gia có kim ngạch hàng hóa với Trung Quốc là 160 tỷ đô la, bất chấp những mâu thuẫn nghiêm trọng ở Biển Đông.

“SP”: – Sẽ có những triển vọng gì trong vấn đề thanh toán thương mại với Trung Quốc bằng nội tệ?

Andrei Ostrovsky: – Vấn đề thanh toán trong thương mại bằng đồng rúp và nhân dân tệ đã được đề cập từ đầu những năm 2000. Những thí nghiệm như vậy đã được thực hiện trên lãnh thổ vùng Amur và tỉnh Hắc Long Giang.

Tại thành phố Blagoveshensk, lúc bấy giờ, đã có các ngân hàng Trung Quốc làm việc bằng nhân dân tệ, còn ở Mẫu Đơn Giang và các thành phố khác của Trung Quốc có các ngân hàng Nga có tài khoản rúp. Thí nghiệm có kết quả tích cực, nhưng không hiểu vì lý do nào đó nó đã bị dừng lại.

Bây giờ có hy vọng là tất cả những điều này sẽ lại được phát triển. Theo như tôi biết, Ngân hàng Trung ương đã giải quyết vấn đề này, ít nhất, cũng đã được tổng thống chỉ đạo về vấn đề này.

Hằng năm, tôi giảng dạy về triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc, mà lần nào cũng thảo luận về vấn đề: khi nào thì đồng rúp sẽ được liên kết với đồng nhân dân tệ.

Vấn đề là cho đến nay, tỷ lệ đồng yên trong thương mại nước ngoài chiếm không quá 5%. Còn có nhiều lý do khác cản trở sự phát triển mối quan hệ của đồng rúp với đồng nhân dân tệ.

Bắt đầu là sự khác biệt về thời gian: ngày làm việc của chúng ta bắt đầu muộn hơn 4 giờ so với ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn có triển vọng theo hướng này.

“SP”: – Trong các phương tiện truyền thông Mỹ xuất hiện nhiều bài viết cho rằng việc liên minh với CHNDTH không phải hoàn toàn vì lợi ích của Nga. Họ nói như vậy có lý không?

Andrei Ostrovsky: – Đương nhiên, khi phát ngôn rằng liên minh Trung Quốc và Nga không có triển vọng thì đó là xuất phát từ lợi ích của người Mỹ. Cũng như họ nói rằng nền kinh tế Trung Quốc nói chung là không có triển vọng vậy. Tôi đã đọc rất nhiều bài báo của Mỹ viết rằng nền kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ đến nơi!

Khi GDP của Trung Quốc tăng 7-10% mỗi năm, trên báo chí Mỹ xuất hiện các bài viết cho rằng đó là nói dối, rằng con số quá cao, Trung Quốc nếu gia nhập WTO sẽ sụp đổ ngay lập tức.

Và chúng ta thấy gì? Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO và hóa ra là nhà sản xuất Mỹ đã không cạnh tranh được với Trung Quốc, và tất cả những dự báo của các nhà khoa học và chính trị gia Hoa Kỳ chống Trung Quốc đều thất bại.

Điều tương tự cũng xảy ra xung quanh liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc. Tôi hiểu rằng hôm nay vấn đề này vẫn chưa chín muồi. Nhưng nếu Hoa Kỳ tăng cường chiến tranh thương mại và nếu như tất cả hàng hóa Trung Quốc đều bị đánh thuế thì không loại trừ việc ký kết một thỏa thuận mở rộng giữa 2 quốc gia chúng ta, bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng, là hoàn toàn có thể.

“SP”: – Nghĩa là, số phận liên minh quân sự Nga – Trung Quốc phần lớn phụ thuộc vào chính sách của Hoa Kỳ?

Andrei Ostrovsky: – Không phải chỉ phụ thuộc vào chính sách của Hoa Kỳ, mà còn xuất phát từ chính sách riêng của mỗi nước chúng ta. Câu hỏi đặt ra là chúng ta quan tâm đến việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc như thế nào.

Cho đến nay, tôi có cảm tưởng rằng chúng ta vẫn đang hướng về phương Tây hơn. Mặc dù vậy vẫn có các sự kiện như Diễn đàn Kinh tế Phương Đông – đây chính là một nỗ lực để chuyển hướng về phía Đông.

Nhưng câu chuyện chuyển hướng về phía Đông đã bắt đầu từ năm 2013. Và sau đó cựu Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Alexei Ulyukaev đã công bố vào đầu năm 2016 rằng việc chuyển hướng sang phía Đông đã không thực sự diễn ra.

Để hiểu được điều này, có thể nhìn vào khối lượng thương mại nước ngoài của chúng ta. Tỷ lệ thương mại với phương Đông chiếm 15-17%, số phần trăm còn lại là hướng về phương Tây.

MỸ SÓT RUỌT THÁY NGA BÁT TAY VÓI TRUNG QUÓC
Cuộc gặp gỡ làm việc giữa Vladimir Putin và Alexei Ulyukayev

“SP”: – Nhưng tiềm năng của sự chuyển hướng này vẫn còn?

Andrei Ostrovsky: – Tất nhiên, không những vẫn còn, mà còn là tiềm năng lớn. Có rất nhiều việc để làm sâu sắc thêm mối quan hệ với phương Đông, nếu như những mong muốn được mở ra.

Vấn đề là các doanh nhân đã thiết lập mối quan hệ với một số nước như Cộng hòa Séc hoặc Hy Lạp sẽ thấy Trung Quốc không phải là sân chơi thú vị.

Đó là nơi xa Moscow, họ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi đến với Hy Lạp hoặc Malta, nhất là ở đó, họ có thể trả tiền và nhận được hộ chiếu một cách dễ dàng. Mặc dù triển vọng cho hướng Trung Quốc là rất lớn.

RELATED ARTICLES

Tin mới