Friday, December 27, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiSau B-2, Mỹ triển khai máy bay ném bom nào "trấn" TQ?

Sau B-2, Mỹ triển khai máy bay ném bom nào “trấn” TQ?

Mỹ đã bắt đầu đưa vũ khí tấn công tầm xa đến vùng Thái Bình Dương trong bối cảnh sự thống trị của Washington ở đó bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Máy bay B-2 Spirit tại căn cứ Pearl Harbor-Hickam hôm 26-9. Ảnh: Không quân Mỹ.

Không quân Mỹ vừa hoàn tất đợt triển khai 3 máy bay ném bom tàng hình Northrop Grumman B-2 Spirit đến căn cứ Pearl Harbor-Hickam ở bang Hawaii nhằm chứng tỏ năng lực của họ trong việc tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất, kể cả sâu bên trong Trung Quốc.

Tướng Stephen Williams, giám đốc các chiến dịch trên không và không gian mạng của trụ sở Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, tuyên bố việc B-2 Spirit lần đầu tiên vận hành tại căn cứ Pearl Harbor-Hickam nêu bật sự linh hoạt chiến lược của Mỹ trong việc thể hiện sức mạnh từ bất kỳ đâu trên thế giới.

“B-2 thực thi các chiến dịch không quân thường lệ và hợp nhất năng lực của nó với các đối tác chính trong khu vực nhằm giúp đảm bảo một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” – tuyên bố nêu rõ.

Đợt triển khai trên diễn kéo dài từ ngày 15-8 đến 27-9 qua. Trong thời gian này, máy bay ném bom chiến lược B-2 nói trên đã thực hiện các cuộc tập trận với Phi đội Vệ binh Quốc gia Hawaii số 199 và máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-22A Raptor. 

Các cuộc tập trận giúp Không quân Mỹ nắm được B-2 và F-22 Raptor sẽ kết hợp ra sao trong một môi trường có mối đe dọa cao.

Khi bay trong các không phận được phòng thủ chặt chẽ, những chiếc F-22 sẽ bảo vệ B-2. Cùng nhau tác chiến, F-22 và B-2 sẽ dọn đường cho những máy bay khác tham gia tấn công trong một chiến dịch không kích thực thụ. Đây chính là kịch bản mà B-2 và F-22 tập luyện khi B-2 được triển khai tại Hawaii.

Không quân Mỹ có thể gia tăng triển khai máy bay B-2, và sau đó có thể là máy bay B-21 Raider sắp chế tạo, tới căn cứ trên và các căn cứ khác tại khu vực trong bối cảnh Trung Quốc củng cố chiến lược chống tiếp cân/chống xâm nhập (A2/AD) của mình.

Với việc những căn cứ ở gần đại lục Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc và cả đảo Guam của Mỹ, dễ bị tổn thương trong trường hợp Bắc Kinh tấn công bằng tên lửa hành trình và đạn đạo, năng lực tấn công tầm xa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Dù vậy, ngay cả Hawaii cũng đối mặt nguy cơ nếu Trung Quốc tiếp tục hoàn thiện năng lực tấn công chính xác tầm xa của mình. Thực tế, Mỹ trong tương lai có thể phải dựa vào các máy bay ném bom chiến lược tầm xa, như B-2, B-21 và B-52 và tên lửa hành trình để tấn công hiệu quả trong trường hợp nổ ra chiến tranh bởi tất cả căn cứ Mỹ tại khu vực đều có thể trở thành mục tiêu.

RELATED ARTICLES

Tin mới