Saturday, November 16, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaKý hợp đồng 20 năm với Mỹ: Ba Lan quyết thoát Nga

Ký hợp đồng 20 năm với Mỹ: Ba Lan quyết thoát Nga

Thực chất đằng sau hợp đồng của chính phủ Ba Lan đó là cái bắt tay với Mỹ để ngăn chặn Nord Stream 2 và kiềm tỏa nền kinh tế Nga.

Hôm 17 tháng 10, Công ty khí đốt quốc doanh PGNiG của Ba Lan thông báo rằng nước này đã ký hợp đồng 20 năm để nhận hai triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm từ Mỹ.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Piotr Wozniak của PGNiG, hợp đồng được ký kết với Công ty khí hóa lỏng American Venture Global của Mỹ ứng với khoảng 2,7 tỷ mét khối mỗi năm sau khi khí hóa.

“Chúng tôi sẽ nhận được hai triệu tấn LNG hàng năm từ Mỹ trong 20 năm”, Wozniak nói với các phóng viên.

Ông cũng làm rõ rằng LNG sẽ được giao tại tàu (FOB). Điều này về cơ bản có nghĩa là phía Ba Lan sẽ chịu trách nhiệm hậu cần và vận chuyển của hàng hóa.

Giá bán không được tiết lộ, nhưng Wozniak khẳng định LNG từ Mỹ sẽ rẻ hơn gần 30% so với khí tự nhiên của Nga.

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Krzysztof Tchorzewski cho biết, thỏa thuận này sẽ giúp Ba Lan đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt của mình. “Trong bối cảnh Ba Lan, nguồn khí này là một bước đột phá”, ông Tchorzewski nói.

Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố rằng LNG của Hoa Kỳ sẽ “tăng” chủ quyền” của đất nước, cũng như “khả năng cạnh tranh” của quốc gia.

“Người tiền nhiệm của chúng tôi muốn ký một thỏa thuận với Gazprom cho đến năm 2037. Nó chẳng khác gì một chiếc còng tay”, Morawiecki tuyên bố. Ngược lại, hợp đồng 20 năm với công ty Mỹ lại không đem đến bất lợi nào cho Ba Lan. Hiện tại, PGNiG nhập khẩu tới 10 tỷ mét khối khí mỗi năm từ Gazprom của Nga theo hợp đồng sẽ hết hạn vào năm 2022.

Hồi tháng 6 năm nay, PGNiG đã ký một biên bản ghi nhớ với US Port Arthur và Venture Global cho việc giao LNG với mục đích đa dạng hóa các nhà cung cấp.

“Việc mua khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ không chỉ cho phép đa dạng danh mục nhập khẩu của chúng tôi sau năm 2022, mà còn cho phép chúng tôi phát triển năng lực kinh doanh của mình và giúp PGNiG trở thành nhà cung cấp LNG toàn cầu”, CEO của PGNiG tuyên bố.

Trong một cuộc phỏng vấn với mạng tin tức Ba Lan TVP1, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz khẳng định rằng sự hợp tác giữa Đức và Nga trên Nord Stream 2 gây thiệt hại cho lợi ích của Warsaw.

“Đức theo đuổi chính sách liên minh với Nga và họ muốn bóp nghẹt cả Ba Lan và Trung Âu, và để mãi phụ thuộc vào quyền lực kinh tế và chính trị của họ”, Macierewicz nói.

Macierewicz tiếp tục bình luận rằng, Ba Lan chỉ có thể duy trì một quốc gia độc lập nếu các căn cứ quân sự vĩnh viễn của Hoa Kỳ được triển khai trong nước và nếu Nord Stream 2 không bao giờ được triển khai.

Theo vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cả hai đều là mục tiêu chính của chính sách đối ngoại của Warsaw. “Chúng ta phải hiểu rằng chỉ có Hoa Kỳ cho Ba Lan vay để hỗ trợ những vấn đề này”, ông Macierewicz lưu ý.

Không có bất cứ số liệu kinh tế nào để chứng minh rằng việc mua LNG của Hoa Kỳ rẻ hơn hoặc có ý nghĩa về mặt kinh tế so với mua khí thiên nhiên của Nga. Rõ ràng là quyết định “đa dạng hoá các nguồn cung cấp khí” của chính phủ Ba Lan không phải là một quyết định kinh tế mà đó là một quyết định mang tính chính trị nhiều hơn.

Hôm 8 tháng 10, phó phát ngôn viên Martina Fietz của chính phủ Đức nói rằng, Berlin xem Nord Stream 2 là một dự án hợp lý. “Chúng tôi nhập khẩu khí đốt từ nhiều quốc gia khác nhau như Nga, Anh, Na Uy và Hà Lan. Nhu cầu về khí tự nhiên của Đức sẽ tăng lên trong những năm tới và Nord Stream 2 là một trong những dự án mà chính phủ Đức coi là khá hợp lý”, bà nói.

Thậm chí trước đó, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier đã ca ngợi Nord Stream 2, nói rằng đó là một dự án “tự nó sẽ chứng minh”.

“Tôi thích sáng kiến đó, sáng kiến này sẽ tăng cường an ninh và tăng trưởng năng lượng để thành công”, ông Altmaier nói.

Nord Stream 2 là một liên doanh giữa Gazprom, Engie của Pháp, OMV AG của Áo, Royal Dutch của liên doanh Anh-Hà Lân, và Uniper & Wintershell của Đức. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đe dọa trừng phạt các công ty của EU tham gia vào liên doanh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất kỳ biện pháp trừng phạt nào được Washington áp dụng.

Như vậy, Ba Lan chỉ là một trong những phương án Mỹ sử dụng như là một nỗ lực gây áp lực cho châu Âu. Washington sẽ tiếp tục cố gắng tăng doanh số bán hàng năng lượng của mình sang châu Âu nhằm mục đích ngăn chặn hợp tác EU-Nga trong lĩnh vực năng lượng.

Hai mục tiêu cuối cùng trong chính sách của Hoa Kỳ với vấn đề này rất đơn giản. Một là kiềm tỏa nền kinh tế của “đối thủ” và cuối cùng là tăng ảnh hưởng của Washington tại châu Âu.

RELATED ARTICLES

Tin mới