Friday, January 10, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiHé lộ cuộc cạnh tranh "dưới mặt nước" giữa Nhật Bản -...

Hé lộ cuộc cạnh tranh “dưới mặt nước” giữa Nhật Bản – TQ

Trong khi Trung Quốc chuẩn bị tiếp đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Bắc Kinh vào tuần tới, 2 nước đang “chơi” một ván cờ quân sự dưới mặt biển.

Tàu ngầm Kuroshio của Nhật Bản vừa tham gia tập trận ở Biển Đông hồi tháng 9. Ảnh: Kyodo.

Trong khi các tàu sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình nhận được nhiều sự quan tâm nhất, thế lực thực sự có thể xoay vần cuộc chơi hiện nay được cho là tàu ngầm.

Nhật Bản vừa tuyên bố thực hiện cuộc diễn tập dưới đáy biển đầu tiên ở khu vực Biển Đông. Sau khi diễn tập, tàu ngầm của Nhật Bản cũng có chuyến viếng thăm Việt Nam hồi tháng 9.

Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc tham gia tập trận với Nga tại biển Nhật Bản năm ngoái.

Tháng trước, các chuyên gia quân sự Nhật Bản đã theo dõi chặt chẽ hoạt động của 28 tàu chiến Nga tiến vào biển Nhật Bản từ biển Okhotsk. Trong đó, sự hiện diện của tàu tìm kiếm và cứu nạn Igor Belousov đặc biệt thu hút sự chú ý của các chuyên gia Nhật Bản. Tàu Igor Belousov được thiết kế nhằm hỗ trợ cho các tàu ngầm gặp nạn.

Cứu hộ tàu ngầm được xem là lĩnh vực mà Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện nhằm đuổi kịp Hải quân Mỹ cũng như lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

“Có khả năng quân đội Trung Quốc đã điều một tàu ngầm đến biển Nhật Bản để huấn luyện với Nga hoặc họ sẽ có kế hoạch huấn luyện trong tương lai”, một nguồn tin am hiểu các vấn đề an ninh quốc gia của Nhật Bản nói với tờ Nikkei.

Sau khi bị Mỹ rút lại lời mời tham dự cuộc tập trận RIMPAC, Trung Quốc đã tìm cách để học các kỹ thuật cứu hộ tàu ngầm từ các quốc gia khác.

Nga là một đối tác tự nhiên của Trung Quốc. Cuối tháng 9, Trung Quốc đã tham dự cuộc tập trận Vostok 2018, cuộc tập trận lớn nhất được thực hiện ở Nga từ thời kỳ Xô – viết. Khoảng 3000 lính và 900 khí tài Trung Quốc đã được điều động.

Khi Nga tiến hành tập trận hải quân ở biển Nhật Bản tháng 9/2017, Trung Quốc đã điều một tàu tìm kiếm cứu hộ tàu ngầm. Vì vậy, các chuyên gia tin rằng, Bắc Kinh cũng có thể điều một tàu ngầm đến cùng khu vực nhằm mục đích học hỏi hải quân Nga.

Trung Quốc đang tập trung xây dựng các tàu sân bay, nhưng nước này cũng cần các tàu hộ tống tàu ngầm có hiệu quả trong chiến đấu. Tàu ngầm tên lửa đạn đạo, mà Trung Quốc đã triển khai đến Biển Đông, cần sự bảo vệ của các tàu ngầm hộ tống.

Vì vậy, Trung Quốc đang viện tới sự giúp đỡ của Nga để phát triển kỹ năng phòng thủ.

Theo quy mô, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc có khoảng 60 tàu ngầm, so với 22 của Nhật Bản. Nhưng Nhật Bản được cho là sẽ duy trì vị trí dẫn đầu.

Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản có thể phát hiện tàu ngầm đi qua các eo biển gần đó với mức độ cao. Tuy nhiên, SDF hiếm khi khoe khả năng này nhằm giữ kín sức mạnh của mình.

Với việc tuyên bố vừa tiến hành một cuộc diễn tập tàu ngầm ở Biển Đông – một động thái hiếm thấy, Nhật Bản đã gửi một thông điệp đến Trung Quốc và các nước láng giềng rằng: Các tàu ngầm của Trung Quốc sẽ không “bình yên vô sự” nếu có xung đột nổ ra tại các vùng biển tranh chấp.

Đồng thời, Tokyo dường như đã chứng tỏ với Washington rằng họ có thể đóng một vai trò trong việc ngăn chặn các tàu ngầm Trung Quốc tại Biển Đông.

Quân đội Trung Quốc từ trước đến nay đã dựa vào số lượng để bù đắp cho khoảng cách về chất lượng. Điều đó cho thấy đội tàu ngầm của Trung Quốc sẽ phát triển hơn nữa.

Ngoài ra, hải quân nước này đang tìm cách tăng cường triển khai một số lượng lớn tàu ngầm không người lái để kéo lùi khoảng cách với hải quân các nước. Điều đó sẽ buộc Nhật Bản phải tập trung vào số lượng cũng như công nghệ tàu ngầm.

RELATED ARTICLES

Tin mới