Thursday, December 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiChiến tranh thương mại căng thẳng: TQ và Nhật Bản, thực chất...

Chiến tranh thương mại căng thẳng: TQ và Nhật Bản, thực chất ai cần ai hơn?

Khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ leo thang căng thẳng, Trung Quốc và Nhật Bản đều có những chính sách riêng để duy trì lợi ích quốc gia.

Lãnh đạo hai nước Nhật Bản – Trung Quốc. Ảnh: AP

Nội dung dưới đây lược dịch từ bài viết của tác giả Yoshikazu Katō, cây bút nổi tiếng của tờ New York Times.

Trong cuộc thảo luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Thủ tướng Shinzo Abe, một quan chức phụ trách vấn đề an ninh Đông Bắc Á, thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã chỉ ra, chính phủ Thủ tướng Abe đang đối mặt với một vấn đề khó khăn.

Đó là bầu không khí thân mật song phương liệu có bị phá vỡ nếu Tokyo đề xuất phương án hợp tác khai thác phát triển trên biển Hoa Đông trong lễ kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp ước hoàn bình hữu nghị Trung Quốc – Nhật Bản tại Bắc Kinh.

“Tuy nhiên, nếu một bên càng trở nên mềm yếu và thuận theo thì đối phương rất dễ nhìn thấy con át chủ bài của chúng ta và nhân cơ hội để phát huy tối đa lợi ích riêng của họ”, quan chức Nhật Bản nói, “Ở thời điểm này, xét từ các góc độ của cả Nhật Bản và Trung Quốc, Nhật Bản đang chiếm ưu thế nên Nhật Bản cần chủ động và thẳng thắn đề xuất lợi ích bản thân”.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ thăm chính thức Trung Quốc vào cuối tuần này. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Nhật trong bảy năm qua, đồng thời là chuyến thăm Bắc Kinh chính thức đầu tiên của Thủ tướng Nhật kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc.

Chuyến công du của Thủ tướng Abe được coi là chương trình nghị sự ngoại giao sau chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 5 vừa qua của người đồng cấp Lý Khắc Cường sang Nhật Bản và là tiền đề cho chuyến thăm Nhật vào năm sau của ông Tập Cận Bình.

Ba chuyến thăm này là loạt hoạt động ngoại giao nguyên thủ nhằm củng cố và thúc đẩy quan hệ song phương Trung-Nhật.

Gần đây, các cuộc gặp gỡ cấp cao song phương diễn ra thường xuyên. Vào đầu tháng 9, Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức các cuộc tiếp xúc ở Vladivostok (Nga). Vào cuối tháng 10 sẽ là cuộc họp thứ hai của hai ông trong vòng hai tháng.

Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo đã tiến hành cuộc điện đàm đầu tiên cấp nguyên thủ trong tháng 5 năm nay. Điều này chứng tỏ, mối quan hệ chính trị song phương đã đạt đến độ chín muồi nhất định cũng như hai nhà lãnh đạo đạt được sự tin tưởng nhất định.

Ngoài các cuộc tiếp xúc cấp cao, xu hướng tích cực cũng xuất hiện giữa nhân dân hai nước. Theo thống kê của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản, trong năm 2017, kim ngạch thương mại song phương đạt 329,3 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê của Bộ Thương mại Trung quốc thống kê, kim ngạch đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Trung Quốc năm 2017 đạt 3,27 tỉ USD, tăng 5,1%…

Cải thiện quan hệ

Xét trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc có 4 lý do để cải thiện và thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản.

Thứ nhất, yếu tố Mỹ. Trong cuộc họp nội bộ hồi đầu năm, ông Vương Kỳ Sơn – hiện là Phó Chủ tịch Trung Quốc – khi bàn về chiến lược đối ngoại đầu tư của Trung Quốc đã phát biểu rằng, “vào lúc này [Trung Quốc] nên giữ quan hệ gần gũi với Nhật Bản và Ấn Độ.”

Vào thời điểm đó, quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ tiếp tục xuống dốc và cuộc chiến thương mại đã bùng nổ sau đó.

Về cuộc chiến tranh thương mại, trong bối cảnh sự mất lòng tin và chỉ trích qua lại giữa hai nước không ngừng gia tăng, Bắc Kinh đang cố gắng lôi kéo Nhật Bản – nước đang có những bất mãn tương tự đối với chính sách thương mại của Mỹ, nhằm ly gián quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật, khi Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.

Thứ hai, Bắc Kinh cố gắng lợi dụng thái độ tiêu cực của chính phủ Tổng thống Donald Trump đối với tự do thương mại, chủ nghĩa đa phương và toàn cầu hóa.. để nâng cao địa vị trên trường quốc tế.

Nhật Bản vốn là đồng minh của Mỹ, không tham gia vào dự án Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á AIIB do Trung Quốc sáng lập nhưng nếu Tokyo ủng hộ sáng kiến Vành đai và con đường thì đây có thể coi là thắng lợi ngoại giao của Trung Quốc.

Thứ ba, năm 2018 là kỷ niệm 40 năm chuyến công du Nhật Bản của Đặng Tiểu Bình. Trong chuyến thăm vào tháng 10/1978, ngoài các cuộc tiếp xúc chính trị, họp báo và tiệc chiêu đãi, Đặng Tiểu Bình còn đến thăm các doanh nghiệp mang tính đại diện của Nhật Bản là Nippon Steel & Sumitomo Meta, Nissan và Panasonic.

“Đến nơi đây, tôi mới hiểu thế nào là hiện đại hóa”, Đặng nói. Ngồi trên tuyến tàu cao tốc Shinkansen, chạy từ Tokyo tới Kyoto, Đặng nói với phóng viên: “Chỉ 1 chữ thôi, nhanh. Giống như có người nào đó đang đẩy chúng tôi chạy, chúng tôi bây giờ cần phải chạy”.

Chuyến thăm Nhật Bản năm xưa của Đặng Tiểu Bình đánh dấu cột mốc cho sự cải cách mở cửa của Trung Quốc.

Xét từ quan điểm của cải cách mở cửa sâu rộng, Trung Quốc vẫn cần học hỏi kinh nghiệm thực hiện hiện đại hóa thời hậu chiến của Nhật Bản, đặc biệt với “tinh thần thợ thủ công” (yêu nghề, chăm chỉ làm việc) của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tinh thần này cũng là niềm tự hào của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Thứ tư, năm nay là năm kỷ niệm 40 năm hai nước ký kết Hiệp ước Hữu nghị và hòa bình Trung Quốc – Nhật Bản, là tiên đề cơ bản để thúc đẩy tích cực quan hệ song phương.

“Nên kỷ niệm thì phải kỷ niệm. Trung Quốc vốn là quốc gia coi trọng nghi thức, ngay cả khi quan hệ Trung-Mỹ đang xuống dốc như hiện nay thì đến ngày 1/1/2019 – 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ – thì Bắc Kinh vẫn sẽ cố gắng tổ chức lễ kỷ niệm”, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc chia sẻ.

Đối với chuyến thăm chính thức Trung Quốc sau 7 năm, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga ngày 12/10 cho biết, Tokyo coi đây là cơ hội quan trọng để đưa mối quan hệ Trung-Mỹ lên tầm cao mới.

Ai cần ai hơn?

Ngoài các yếu tố chính như sách của Tổng thống Trump, tính quan trọng của mối quan hệ Trung-Nhật, kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung Quốc – Nhật Bản thì việc Thủ tướng Abe coi trọng quan hệ với Bắc Kinh trong thời gian gần đây đều có liên quan đến các nhân vật đầu não của Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp như ông Naoya Imai – Thư ký văn phòng Thủ tướng hay ông Eiichi Hasegawa – Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Abe.

Điểm sáng trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này của Thủ tướng Abe chính là diễn đàn hợp tác thị trường bên thứ ba Trung-Nhật lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, dự kiến sẽ có sự tham gia của hai Thủ tướng Abe, Lý Khắc Cường, các quan chức cấp cao, đại sứ và đại diện doanh nghiệp hai nước.

Gần đây, các quan chức của Bộ Kinh tế, Thương mại và công nghiệp Nhật Bản đã gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp, mời tham gia diễn đàn và làm việc về các dự án hợp tác cụ thể với Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc coi động thái này là sự ủng hộ của Nhật Bản đối với sáng kiến Vành đai và con đường.

Theo quan sát, chính phủ Thủ tướng Abe cũng biết rõ dụng ý của Trung Quốc, lo lắng và cảnh giác trước phản ứng của phái đối lập trong chính phủ cũng như chính quyền Tổng thống Trump nên trong quá trình thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, Thủ tướng Abe đã cố gắng củng cố thêm mối quan hệ và hợp tác với liên minh châu Âu EU và Mỹ.

Ngày 25/9, các quan chức phụ trách về chính sách kinh tế thương mại của ba bên Mỹ-Nhật-EU đã nhóm họp ở New York và đạt đượng đồng thuận chung về cải cách tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thuận này có nội dung đối phó Trung Quốc.

Nhân chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Abe, hai nước Trung Nhật có thể thúc đẩy hợp tác kinh tế, tạo bầu không khí chính trị tốt đẹp, hai bên cũng có thể thảo luận vấn đề hạt nhân Triều Tiên, hợp tác khu vực, đạt được sự đồng thuận về các vấn đề cùng quan tâm như duy trì chủ nghĩa đa phương, tự do thương mại

Tuy nhiên, do Trung Quốc đang đối mặt với tình hình phức tạp, nhạy cảm, nên Bắc Kinh càng cần lôi kéo và tiếp cận Nhật Bản – đồng minh lớn nhất của Mỹ ở châu Á. Chính vì vậy, Tokyo cần nhân cơ hội này để đưa ra những đề xuất có lợi trước Bắc Kinh. Đó chính là, hợp tác khai thác dầu khí ở biển Hoa Đông hay vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Nga…

Những vấn đề này không chỉ là mối quan tâm và lợi ích quốc gia mà còn là chủ đề mà chính phủ Thủ tướng Abe luôn hy vọng giải quyết và thúc đẩy và Tokyo cần sự ủng hộ của Bắc Kinh về các vấn đề này. Thời điểm này chính là cơ hội để Nhật Bản xúc tiến những vấn đề trên.

RELATED ARTICLES

Tin mới