Kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc để đánh thuế thu nhập toàn cầu của những người sống ở đại lục trong hơn 183 ngày đang vấp phải hàng loạt trở ngại.
Hai trở ngại lớn nhất là sự phản đối của một bộ phận chính phủ về thu hút tài năng ở nước ngoài đến Hồng Kông, cũng như những trở ngại để thu thập thông tin về tài sản chịu thuế của người dân Trung Quốc ở Hoa Kỳ khi mà Hoa Kỳ từ chối tham gia CRS, theo SCMP.
Các tổ chức và chính phủ các nước đang tìm cách để được miễn giảm thuế nếu Trung Quốc thực hiện kế hoạch này, dựa trên cơ chế trao đổi thông tin tài chính – Hệ thống báo cáo chung (CRS) – mà Trung Quốc đã thông qua vào năm ngoái.
Sự phản đối bất ngờ từ trong và ngoài nước đã khiến các cơ quan thuế phải ngượng ngùng xuống nước.
Năm ngoái, Bắc Kinh đã thông qua CRS và hoàn thành công tác thẩm tra rà soát thông tin tài chính của người nộp thuế có cư trú và không cư trú, sau đó chia sẻ thông tin tài chính đầu tiên này với hơn 100 quốc gia thuộc CRS hồi tháng 9, đây được cho là bước đầu tạo cơ sở cho việc đánh thuế thu nhập và tài sản toàn cầu của người dân trong tương lai gần.
Theo luật thuế thu nhập cá nhân mới, có hiệu lực từ ngày 1/1, Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra các điều khoản tránh thuế, cho phép cơ quan thuế đánh thuế những người chuyển nhượng tài sản hoặc lợi dụng ưu đãi thuế để trốn thuế.
Có khả năng Trung Quốc sẽ loại bỏ trong một năm đối với điều khoản công nhận những người nước ngoài rời khỏi Trung Quốc đủ 90 ngày là người cư trú không phải đóng thuế, theo dự thảo quy định về việc thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân đã được đưa ra xem xét.
Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho thấy, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu thu thập thông tin từ các tổ chức tài chính ở nước ngoài vào tháng trước, các cơ quan thuế đã nhận được “nhiều khiếu nại và phê bình” cùng với “áp lực khổng lồ” khi một số tổ chức và cơ quan chính phủ đã tìm cách vận động để người dân không bị liệt vào danh sách đối tượng phải đóng thuế.
Một yếu tố trở ngại mạnh mẽ cho kế hoạch này là bộ máy Quản lý Nhà nước của các Chuyên gia Nước ngoài, những người vẫn đang nỗ lực để nhận được ưu tiên miễn thuế chính thức cho người nước ngoài được tuyển dụng theo các chương trình chính phủ, nhằm lấp đầy khoảng trống kỹ năng của đất nước.
Theo CRS, người nước ngoài lưu trú trên đất liền hơn 183 ngày – hoặc hơn nửa năm – phải tuân theo hệ thống chia sẻ thông tin tài chính.
Trong hai năm qua, chính quyền trung ương và địa phương đã cạnh tranh để thu hút tài năng ở nước ngoài nhằm biến chuyển nền kinh tế đất nước trong bối cảnh tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động bị thu hẹp và nền kinh tế mất dần động lực. Tiền thưởng, trợ cấp, nhà ở và cư trú, hàng loạt điều kiện béo bở được đưa ra để tăng tính hấp dẫn cho lời mời gọi đến làm việc ở một quốc gia khét tiếng về áp lực thuế nặng nề đối với các tổ chức và cá nhân của công ty.
CRS cũng ngân lên hồi chuông cảnh báo trong cộng đồng doanh nghiệp Hồng Kông. Leung Chun-ying, cựu giám đốc điều hành của Hồng Kông và hiện là phó chủ tịch Hội nghị tư vấn chính trị nhân dân Trung Quốc – cơ quan tư vấn chính trị hàng đầu của đất nước – nằm trong một nhóm các chính trị gia kêu gọi miễn cho người Hồng Kông làm việc ở vùng vịnh Greater Bay Area.
Nhằm tích hợp Hồng Kông và Ma Cao với các thành phố Quảng Đông, bao gồm Thâm Quyến và Quảng Châu, vùng Vịnh này có ý định cạnh tranh với San Francisco, New York và Tokyo thành một quẩn thể về công nghệ và kinh tế.