Friday, March 29, 2024
Trang chủĐàm luậnCuộc ném đá dò đường của hai “người khổng lồ”

Cuộc ném đá dò đường của hai “người khổng lồ”

Có một mục tiêu chiến lược nhất quán của Mỹ là, thông qua việc can dự vào vấn đề Biển Đông để kiềm chế sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Bởi trong tương lai không xa Trung Quốc có nhiều khả năng thách thức bá quyền của Mỹ, nhất là với “một vành đai, một con đường”, Trung Quốc đang vươn tới một cường quốc biển.

Một sự kiện nóng vừa xảy ra hôm 9/11, Wasinghton đã từ chối lời cảnh báo của Trung Quốc về việc dừng điều động các tàu chiến Mỹ tới Biển Đông. Sự kiện này được đưa ngay ra trong “phiên đối thoại an ninh ngoại giao cấp cao” diễn ở Washington dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, Ủy viên bộ Chính trị, Trưởng ban Đối ngoại trung ương Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.

Trong cuộc họp báo sau hội nghị, ông Dương tuyên bố: “Mỹ cần dừng ngay việc điều động tàu thuyền và máy bay quân sự tới gần các đảo nhân tạo ở Biển Đông và dừng các hành động làm ảnh hưởng tới lợi ích an ninh và chủ quyền của Trung Quốc”.Ông Dương phủ nhận cáo buộc của các quan chức cấp cao Mỹ và cho rằng Trung Quốc có chủ quyền ở vùng biển chiến lược.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis lập tức đáp trả: “Mỹ sẽ tiếp tục bay, đi qua và hoạt động ở nhiều khu vực theo quy định của luật pháp quốc tế”. Còn Ngoại trưởng Pompeo chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc đã và đang có những hành động bát chấp luật pháp quốc tế khi liên tục “quân sự hóa” ở Biển Đông.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã cải tạo và xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông, đồng thời đưa khí tài tới những khu vực này.Các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đã lên án hành động phi lý của Trung Quốc. Còn Mỹ tăng cường tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông nhằm răn đe Trung Quốc.

Từ trước đến nay Mỹ luôn hướng tới mục tiêu thông qua việc can dự vào vấn đề Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy. Mỹ cho rằng, trong tương lai nước có nhiều khả năng thách thức bá quyền của Mỹ nhất trên phương diện sức mạnh biển chính là Trung Quốc. Cạnh tranh và xung đột lợi ích giữa hai nước khó có thể tránh khỏi do ảnh hưởng về quân sự, chính trị và kinh tế ngày càng tăng nhanh của Trung Quốc. Đây là một yếu tố quyết định đối với môi trường chiến lược ở châu Á và an ninh toàn cầu.

Dù tuyên bố xanh rờn là coi trọng hợp tác, Mỹ cũng không thể hoàn toàn loại bỏ khả năng cạnh tranh và xung đột mang tính tiêu cực với Trung Quốc. Những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy thông qua nhiều biện pháp, làm tiêu hao nguồn lực chiến lược của Trung Quốc, thu hẹp không gian phát triển của nước này. Trong chiến lược đó, Biển Đông được ví như một sàn đấu quan trọng mà Mỹnhằm tới. 

Khi mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á như Philipines, Việt Nam trở nên căng thẳng do Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách chủ quyền và hành động thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông, Mỹ xem đây là cơ hội để làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc.Sự cạnh tranh và quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực đều được xem là chất kết dính để Mỹ xây dựng mối liên hệ phòng vệ ở khu vực, tạo cho Mỹ có được lý do chính đáng trong việc tăng cường quan hệ quân sự với các nước khu vực đồng thời ngăn chặn được sự hợp tác giữa các quốc gia này với Trung Quốc.

Vì sao Biển Đông liên tục sôi lên như chảo lửa? Trước sau Mỹ luôn coi Trung Quốc là nguyên nhân chính gây căng thẳng. Mỹ cho rằng, vấn đề Biển Đông khiến cho cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ đối với các đồng minh khu vực gặp phải nhiều thách thức. Đứng về phía các nước đồng minh trong tranh chấp Biển Đông sẽ giúp Mỹ duy trì uy tín đối với một số nước đồng minh của mình, củng cố hệ thống liên minh mà Mỹ đã xây dựng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Sự ủng hộ của Mỹ đối với một số nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông, sẽ giúp cho nước này xây dựng vành đai bao vây chiến lược nhằm vào Trung Quốc ở ven Biển Đông. Ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này sẽ bị yếu đi, từ đó Mỹ giành thế chủ động trong cạnh tranh địa chính trị với Trung Quốc.

Hơn nữa, vấn đề Biển Đông đã trở thành một con bài chiến lược sau vấn đề Đài Loan của Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy. Thông qua can thiệp vào vấn đề Biển Đông, Mỹ có thể giành được nhiều lá bài chiến lược hơn trong cuộc đấu trí với Trung Quốc.

Hai “người khổng lồ” vẫn đang đấu trí trên Biển Đông. Cũng là cách ném đá dò đường.

RELATED ARTICLES

157 COMMENTS

Comments are closed.

Tin mới