Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTổng thống Trump – Khắc tinh của ‘Trung Hoa mộng’

Tổng thống Trump – Khắc tinh của ‘Trung Hoa mộng’

Thời gian qua, những doanh nhân, doanh nghiệp từng bị hàng “Made in China” đè đầu cưỡi cổ có lẽ cảm thấy phần nào được an ủi, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp tung ra những gói thuế quan lên đến hàng trăm tỷ USD nhắm vào hàng hóa Trung Quốc.

Điều này cũng dễ hiểu, do hàng Trung Quốc từ lâu đã gây nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng, vì là tập hợp của nhiều vấn đề: Từ hàng giả/hàng nhái, cho đến vi phạm sở hữu trí tuệ, cạnh tranh không lành mạnh, lao động cưỡng bức…

Nhà ‘vô địch’ hàng giả

Theo The Counterfeit Report (TCP), một cơ quan nghiên cứu chống hàng giả có trụ sở ở Hoa Kỳ, Trung Quốc sản xuất 80% hàng giả trên thế giới. Tương tự, báo cáo của GIPC thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) cho biết khoảng 86% số hàng nhái trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc.

“Trung Quốc sản xuất 80% hàng giả thế giới… Họ đang phá hủy nền kinh tế của chúng ta, họ đang phá hủy các trung tâm mua sắm, các cửa hàng bán lẻ”, Craig Crosby, sáng lập viên TCP, nhận xét.

Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc đã tạo nên một lớp trẻ chuộng hàng hiệu, một xã hội đánh giá con người dựa trên những gì họ mặc, xe họ đi, dùng điện thoại nào… Hệ quả là nhiều người tiêu dùng không thể mua hàng hiệu chuyển sang các sản phẩm nhái để có thể “bằng bạn bằng bè”.

Một cuộc khảo sát của trường đại học Curtin University, Australia cho thấy gần 3/4 số người tiêu dùng tại các trung tâm mua sắm của Thượng Hải thừa nhận họ có sử dụng hàng giả.

Trong khoảng 2005-2014, số đơn khiếu nại vi phạm bản quyền tại Trung Quốc đã tăng 9 lần lên 133.000 đơn trong khi số vụ án làm hàng giả đã tăng 10 lần lên 11.000 vụ. Báo cáo năm 2017 cho thấy 30% số rượu và 70% số rượu vang tại Trung Quốc là hàng giả.

Theo báo cáo của GIPC, doanh thu từ ngành hàng nhái/hàng giả của Trung Quốc đem về cho nước này 396 tỷ USD mỗi năm.

Cạnh tranh không lành mạnh

Vào ngày 22/3/2018, Tổng thống Trump đã ký một Biên bản ghi nhớ của Tổng thống, lệnh cho Đại diện Thương mại (USTR) và Bộ Tài chính Mỹ tiến hành các biện pháp chống lại Trung Quốc dựa trên kết quả của cuộc điều tra theo Điều 301.

Cuộc điều tra này bắt đầu từ tháng 8/2017, dẫn tới kết luận các chính sách của Trung Quốc cho thấy một loạt hoạt động thương mại không công bằng, như bán phá giá, sử dụng những hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài để chèn ép các nhà đầu tư Mỹ…

Ngoài ra, Washington cũng tuyên bố tìm thấy bằng chứng cho thấy Bắc Kinh áp đặt điều khoản không công bằng đối với các công ty Mỹ, hướng các khoản đầu tư ở Mỹ vào các ngành công nghiệp chiến lược, và hỗ trợ tấn công không gian mạng.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), Trung Quốc là nước công nghiệp áp dụng nhiều quy định hạn chế nhất trên thế giới đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu các công ty Trung Quốc được tự do đầu tư vào phương Tây, thì các công ty nước ngoài ở Trung quốc lại không được phép đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, hoặc truyền thông…

‘Cướp’ tài sản trí tuệ

Theo báo cáo của Ủy ban Sở hữu trí tuệ (SHTT) thuộc Cục Nghiên cứu Châu Á, thiệt hại hàng năm do trộm SHTT đối với nền kinh tế Mỹ có thể lên đến 600 tỷ USD.

Ủy ban SHTT cho biết Trung Quốc là nước xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng đầu trên thế giới, chịu trách nhiệm khoảng 50-80% thiệt hại từ việc đánh cắp SHTT.

Trung Quốc sử dụng nhiều chiến thuật để thâu tóm thông tin, như buộc các công ty nước ngoài hợp tác với các công ty trong nước và chuyển giao công nghệ và bí quyết của họ để có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc. Các công ty cũng được yêu cầu chuyển giao sản xuất, nghiên cứu và phát triển của họ, cũng như đặt lưu trữ dữ liệu ở nước này.

Theo Nhà Trắng, Trung Quốc cũng đã có khả năng truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính của các doanh nghiệp Mỹ và thường đánh cắp thông tin thương mại của họ.

Một báo cáo của Bloomberg ngày 5/10 dẫn 17 nguồn tin tình báo và doanh nghiệp cho biết tình báo Trung Quốc đã cài chip vào thiết bị của khoảng 30 công ty và nhiều cơ quan chính phủ Mỹ.

Chi phí rẻ nhờ cưỡng bức lao động

Lao động cưỡng bức ở Trung Quốc ít được chú ý, bất kể thập kỷ được biết đến như ‘công xưởng’ của thế giới, theo The Diplomat.

Vụ đầu tiên và tồi tệ nhất bị phanh phui ra ánh sáng là vụ việc của những “nô lệ lao động” gồm người già, trẻ em và người khuyết tật trong lò gạch. Vào mùa hè năm 2007, tin tức công khai cho biết nhiều người ở nông thôn đã bị bắt cóc và buộc phải làm việc trong các lò nung ở tỉnh Sơn Tây. Vụ việc được phát hiện khi các bậc cha mẹ cùng nhau tìm kiếm những đứa con mất tích của họ.

Nhiều ngành công nghiệp khác ở Trung Quốc cũng dựa vào lực lượng lao động rẻ và lao động cưỡng bức để kiếm lợi. Và một nhóm đối tượng phổ biến của lao động cưỡng bức là sinh viên thực tập từ các trường dạy nghề. Sinh viên buộc phải chấp nhận thực tập tại các ngành công nghiệp sản xuất – bất kể nó có liên quan đến ngành học của họ hay không – vì bị đe dọa sẽ không được tốt nghiệp nếu từ chối.

Tình trạng ghim giữ lương công nhân ở Trung Quốc cũng rất phổ biến, đặc biệt trong ngành xây dựng, nơi tiền lương bị giữ lại tới 1 năm và người lao động không có hợp đồng lao động, phải làm thêm giờ quá mức và bất hợp pháp.

Ngoài nạn cưỡng bức lao động tại các doanh nghiệp, Trung Quốc còn bị phê phán về hệ thống các trại cải tạo lao động của nhà nước, thực chất là những cơ sở bóc lột sức lao động của các tù nhân. Những trại lao động này hoạt động tràn lan dưới thời cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, sau khi ông ta phát động một cuộc trấn áp đối với học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công tại Hoa KỳSự tương phản giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhìn từ cuộc đàn áp Pháp Luân Công: Ảnh bên trái là công an Trung Quốc bắt bớ các học viên Pháp Luân Công tại quảng trường Thiên An Môn. Ảnh bên phải là hàng ngàn học viên Pháp Luân Công từ nhiều quốc gia tập luyện bên cạnh tòa nhà Nghị viện Hoa Kỳ, thủ đô Washington (Ảnh: Fofg/Minghui)

Một năm sau khi nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức bãi bỏ các trại lao động cải tạo ở Trung Quốc vào năm 2013. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền nhận định khả năng hoạt động cưỡng bức lao động vẫn diễn ra tại các cơ sở giam giữ ở Trung Quốc, theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Một phần của ‘Giấc mộng Trung Hoa’

Ngày 29/11/2012, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình cùng một nửa Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị tham quan triển lãm “đường tới phục hưng” tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.

Trong sự kiện này, ông Tập đã đề cập tới “Giấc mộng Trung Hoa” và định nghĩa “thực hiện thành tựu phục hưng sự vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất thời kỳ cận đại”.

Để hiện thực hóa giấc mộng này, yếu tố đầu tiên là ngân sách. Và giải pháp của Bắc Kinh chính là đẩy mạnh thương mại, xuất khẩu với các nước. Để thu lợi một cách nhanh nhất và nhiều nhất, các thương nhân Trung Quốc không từ bất kỳ thủ đoạn nào. Chính điều này đã tạo ra các vấn đề với hàng hóa Trung Quốc như đã nêu ở trên.

Sau khi tích lũy tiền bạc rủng rỉnh nhờ thặng dư thương mại với phần lớn thế giới, Bắc Kinh bắt đầu vung tiền cho các kế hoạch thâu tóm công nghệ mang tên “Made in China 2025”; tạo dựng ảnh hưởng địa chính trị qua sáng kiến Vành đai và Con đường; tạo hiện trạng “sự đã rồi” bằng cách ra sức xây dựng đảo phi pháp ở Biển Đông, biến vùng biển quan trọng này thành “ao nhà” của mình với đầy rẫy các tiền đồn quân sự.

Donald Trump – Khắc tinh Trung Hoa mộng 

Có lẽ con đường tiến đến “Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm về đích, nếu không bị một quả núi chắn ngang: Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cho đến nay, vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ gần như đã “phong tỏa” mọi con đường dẫn đến giấc mộng Trung Hoa của ông Tập, từ thương mại, kế hoạch Made in China 2025, sáng kiến Vành đai – Con đường cho đến hành vi tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông.

Đến thời điểm này, Mỹ đã áp đặt ba vòng thuế quan với hàng nhập khẩu Trung Quốc với tổng trị giá 250 tỷ USD. Ông Trump từng đe dọa đánh thuế lên hầu như tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc, với tổng giá trị khoảng 500 tỷ USD.

Cuộc chiến thương mại ông Trump đang tiến hành cũng là một đòn đánh vào kế hoạch Made in China 2025 của Trung Quốc.

Made in China 2025 đặc biệt chú trọng nâng cấp ngành sản xuất của Trung Quốc trong 10 lĩnh vực chiến lược. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, thay vì bỏ tiền của, công sức và thời gian để nghiên cứu và phát triển, Bắc Kinh bị cáo buộc đã tìm cách “đánh cắp công nghệ” của các nước khác, thông qua tin tặc, gián điệp, thôn tính công ty và chèn ép các công ty đầu tư vào Trung Quốc.

Trong báo cáo của Đại diện Thương mại Mỹ ngày 22/3, có đến hơn 100 lần cụm từ “Made in China 2025” được nhắc tới. Điều này cho thấy, quan ngại lớn nhất của Tổng thống Trump với Trung Quốc không phải thâm hụt thương mại, mà chính là kế hoạch Made in China 2025.

Tổng thống Donald Trump thực hiện một cuộc điện đàm về thương mại với Tổng thống Pena Nieto của Mexico thông qua một dịch giả, trong Văn phòng Bầu dục. (Ảnh: Samira Bouaou / Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)Tổng thống Donald Trump thực hiện một cuộc điện đàm về thương mại với Tổng thống Pena Nieto của Mexico thông qua một dịch giả, trong Văn phòng Bầu dục. (Ảnh: Samira Bouaou / Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Về Biển Đông, ông Trump liên tiếp có những hành động cụ thể thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại đó như ký thông qua hoạt động tự do hàng hải nguyên cả năm, thay vì từng lần như thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Gần đây, ông thậm chí đã điều “pháo đài bay” B-52 bay sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc như một phần của “các hoạt động được lên lịch thường xuyên và được thiết kế để nâng cao khả năng phối hợp qua lại với các đối tác và đồng minh của chúng tôi trong khu vực”, theo lời Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc.

Vào tháng 5, Mỹ đã làm Trung Quốc ê mặt khi không cho Bắc Kinh tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), vì “Trung Quốc tiếp tục các hoạt động quân sự hóa Biển Đông gây thêm rắc rối và làm mất ổn định khu vực”, theo lời của ông Christopher Logan, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ.

Quy tụ Nội các chống Trung

Kể từ khi tuyên bố áp dụng biện pháp về thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc hồi tháng 3, ông Trump đã bắt tay vào điều chỉnh lớn trong ban lãnh đạo Nhà Trắng, quy tụ đội ngũ toàn những người thông thạo về Trung Quốc. Có vẻ ông Trump đã chuẩn bị rất kỹ cho việc tiến hành một loạt biện pháp để “ra đòn” với Bắc Kinh nhằm giải quyết triệt để điều mà ông gọi là “mối đe dọa Trung Quốc”.

Từ tháng 3, ông Trump bắt đầu ra tay điều chỉnh lớn về nhân sự Nhà Trắng. Cố vấn kinh tế hàng đầu Gary Cohn xin từ chức do phản đối chính sách thu thuế đối với thép và nhôm, lập tức được ông Trump chấp thuận và thay thế bởi Larry Kudlow – một nhà bình luận nổi tiếng của kênh truyền hình CNBC. Sau khi được bổ nhiệm, ông Larry Kudlow đã nhiều lần chỉ trích hành vi mậu dịch không công bằng của Trung Quốc và kiên quyết ủng hộ chính sách đối với Trung Quốc của ông Trump.

Hầu như cùng lúc, cả hai chức vụ quan trọng hàng đầu là Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia cũng đổi chủ. Hai ông Rex Wayne Tillerson và Herbert Raymond McMaster có lập trường ôn hòa đã bị Tổng thống Donald Trump thay thế bởi Mike Pompeo và John Robert Bolton – những người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.

Sau khi cải tổ, vòng trung tâm quyền lực xung quanh Tổng thống Donald Trump gồm toàn những nhân vật bị Bắc Kinh coi là “diều hâu” đối với họ, gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn an ninh quốc gia John Robert Bolton, Chủ nhiệm Ủy ban mậu dịch Nhà Trắng Peter Navarro. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Emmet Lighthizer và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Louis Ross…

Chỉ sau chưa đầy 2 năm cầm quyền, ông Trump đã khiến Trung Quốc phải nhiều phen điêu đứng. Ông đã thực sự nổi lên như một tượng đài đại diện cho nguyện vọng của người dân thế giới chống lại sự bá quyền của Trung Quốc cả trong kinh tế, chính trị và tín ngưỡng.

RELATED ARTICLES

Tin mới