Wednesday, November 27, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ được lợi khi thỏa thiệp khai thác Biển Đông

TQ được lợi khi thỏa thiệp khai thác Biển Đông

Mới đây, đã xuát hiện đề xuất chia lợi nhuận 60-40 trong khai thác dầu khí ở Biển Đông có tranh chấp, với phần nhiều hơn dành cho Philippines so với Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng đề xuất này giúp Bắc Kinh bảo vệ mối quan hệ ngoại giao gập ghềnh nhưng có nhiều giá trị của họ với Manila, đồng thời chứng minh tinh thần láng giềng của họ đối với các khu vực khác ở châu Á.

Việc Hải quân Mỹ tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 1 khiến Bắc Kinh giận dữ và quyết định tăng cường quân sự hoá.

  Bộ trưởng Ngoại giao Philippines nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng nhận phần ít hơn trong mọi hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch được tìm thấy ở một vùng thuộc Biển Đông, nơi hai nước có tranh chấp chủ quyền.

 Kế hoạch này của chính phủ đã bị chỉ trích nhiều, bởi vì những người khác tranh luận rằng nếu những khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, thì chúng thuộc về Philippines và không nên bị chia sẻ.

Một số người Philippines nêu ra những vấn đề hiến định đối với việc cho phép Trung Quốc thăm dò nhiên liệu ở dưới vùng biển mà Philippines coi là thuộc về riêng họ. Những người khác chỉ ra việc các công ty dầu mỏ tư nhân, như các công ty Nhật Bản, sẵn sàng thăm dò, khai thác dầu khí dưới đáy biển mà không có rắc rối gì về chủ quyền.

Tổng thống Duterte ủng hộ quan hệ thân thiện với Trung Quốc, bởi vì theo ông, Philippines không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh với quốc gia đó. Trung Quốc, nước có lực lượng vũ trang mạnh nhất châu Á, đã xây dựng các căn cứ quân sự trên 3 đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa, được nhiều bên tuyên bố chủ quyền.

Theo các chuyên gia, nếu ký vào bản thỏa thuận, Trung Quốc sẽ nhận 40% lợi nhuận khai thác dầu khí để thể hiện thiện chí với Philippines. Nếu không đi đến thỏa thuận, Philippines có thể nhờ cậy Hoa Kỳ, đối thủ địa chính trị của Trung Quốc.

Việc khai thác chung ở Philippines là một vấn đề gây tranh cãi nếu căn cứ theo các điều khoản trong Hiến pháp. Bằng cách đồng ý nhận phần nhỏ hơn, Trung Quốc tìm cách vô hiệu hóa sự chống đối trong nước của người Philippines. Tổng thống Duterte đã đưa ra lập trường hòa giải hơn và Trung Quốc đang mong muốn tận dụng điều này, hy vọng sẽ gây áp lực cho các quốc gia khác làm theo.

Một thỏa thuận thăm dò ngoài khơi đảo Palawan của với một tập đoàn các công ty tư nhân cũng sẽ cho chính phủ được hưởng 60% doanh thu.

Các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc không chỉ muốn xoa dịu Philippines mà cả các nước Đông Nam Á khác đang có những tuyên bố tranh chấp về chủ quyền biển. Việc thể hiện thiện chí có thể giảm tác động của một phần phán quyết từ Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ cơ sở pháp lý của các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, và ngăn các nước khác tìm kiếm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ.

Một thỏa thuận dầu khí mang tính hòa giải có thể tạo ra âm hưởng khắp châu Á, nơi Trung Quốc đang phát triển cơ sở hạ tầng như là một phần của sáng kiến “Vàng đai và con đường” trị giá 1 nghìn tỉ USD, kéo dài 5 năm.

Bắc Kinh muốn tiếp tục được ASEAN đánh giá tích cực trong bối cảnh hai bên thảo luận một Bộ quy tắc ứng xử (COC) để tránh sự cố ở vùng biển tranh chấp.

RELATED ARTICLES

Tin mới