Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ lắp đặt mô hình mới trên Biển Đông

TQ lắp đặt mô hình mới trên Biển Đông

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Quốc tế (AMTI) của Mỹ ngày 20/11 công bố hình ảnh vệ tinh mới nhất chụp Đá Bông Bay (Bombay Reef) ở quần đảo Hoàng Sa cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt một cấu trúc mới ở khu vực phía Bắc của thực thể này, nơi có tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Đài Loan. 

Nằm cách bãi Rạch Lấp (Carnatic Shoal) 47 hải lý về phía Tây Nam, gồm một rạn đá dốc bao kín hoàn toàn một phá. Phá có đáy cát và các chỗ sâu từ 29 đến 33 m. Trên rạn đá có nhiều mỏm đá nổi khoảng 0,6 m khi triều thấp.

 Đá Bông Bay là thực thể vốn gần như chìm hoàn toàn dưới mặt nước, nằm ở phía Đông Nam của quần đảo Hoàng Sa, thuộc Biển Đông và có hình dáng giống như một chuỗi dây xích. Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng của từ năm 1974. Tính đến thời điểm mùa Hè năm 2018, cấu trúc nhân tạo duy nhất ở Đá Bông Bay là một ngọn hải đăng nằm ở phần phía Tây của thực thể này. Các tiền đồn của Trung Quốc có vị trí gần nhất với Đá Bông Bay là đảo Linh Côn (Lincoln Island) cách 39 hải lý về phía Đông Bắc, Đá Chữ Thập (Woody Island) cách 47 hải lý về phía Bắc, đảo Quang Hòa (Duncan Island) cách 50 hải lý về phía Tây Bắc và đảo Tri Tôn (Triton Island) cách 75 hải lý về phía Tây.

Cấu trúc mới phát hiện ở Đá Bông Bay được chụp vào ngày 7/7/2018. Những bức ảnh vệ tinh được công bố từ tháng 4/2018 vẫn chưa nhận ra sự tồn tại của cấu trúc này. Cấu trúc này hình chữ nhật, ước tính dài 90 feet (khoảng 27 mét), rộng 40 feet (khoảng 12 mét) và nổi trên mặt nước. Trên mái của cấu trúc này có thiết bị hình cầu như rađa, đường kính 20 feet (khoảng 6 mét) và có các dãy pin năng lượng Mặt Trời, có diện tích hơn 1.300 feet vuông (khoảng 124 mét vuông). Phần phía trên của cấu trúc này che phủ toàn bộ các công trình hoặc thiết bị được bố trí ở bên dưới.

 Rất khó khăn để nhận biết công năng của cấu trúc này qua hình ảnh vệ tinh. Trong một nhận định về khả năng dùng cho mục đích phi quân sự, cấu trúc này có thể là nơi giúp định vị về đường đi cho các tàu thuyền qua lại xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, do Đá Bông Bay đã có một ngọn hải đăng, trong khi cấu trúc này có diện tích lớn một cách “không bình thường” cùng với sự bố trí phức tạp các thiết bị trên đó đã dẫn tới sự nghi ngờ về nhận định trên. Chức năng hỗ trợ định vị hàng hải chỉ cần bố trí một số phao định vị trên biển với kích cỡ vô cùng nhỏ.
          Một nhận định khác phù hợp hơn là vị trí chiến lược của Đá Bông Bay đã biến thực thể này trở thành cơ sở quân sự tự nhiên. Đá Bông Bay nằm gần các tuyến hàng hải trọng yếu, nối giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về phía Nam, tạo cho nó địa thế thuận lợi để triển khai hàng chuỗi các vị trí lắp đặt radar hay thiết bị thu thập thông tin đối với các tuyến hàng hải quan trọng đó. Tuy nhiên, thiết bị radar được lắp đặt trên cấu trúc đó có diện tích nhỏ hơn so với các thiết bị được lắp đặt ở Đá Chữ Thập hoặc ở các cơ sở trọng yếu của Trung Quốc ở Trường Sa. Do đó, khả năng thu thập thông tin từ cấu trúc mới ở Đá Bông Bay cũng hạn chế hơn. Nguồn cung cấp điện năng cho thiết bị này có thể cũng hạn chế. Đá Bông Bay chưa có bất kỳ cơ sở sản xuất điện năng nào, do vậy có thể cấu trúc này được xây dựng theo cách “tự cung tự cấp”. Những tấm pin năng lượng Mặt Trời có thể là nguồn điện năng duy nhất và nguồn điện năng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào khả năng bố trí các tấm pin này.

Trong mục tiêu đẩy nhanh tốc độ xây dựng ở Hoàng Sa và Trường Sa, lỗ hổng duy nhất trong khả năng kiểm soát của Trung Quốc đối với khu vực Biển Đông là khu vực Đông Bắc xung quanh Bãi cạn Scarborough và vùng biển giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Do đó, bất cứ sự mở rộng năng lực tiềm tàng nào về phía Nam và phía Đông của Đá Bông Bay sẽ giúp Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu kiểm soát toàn bộ các tuyến đường biển ở khu vực. Việc hoàn tất nhanh chóng việc xây dựng cấu trúc mới ở Đá Bông Bay với ít tác động tới môi trường xung quanh đã chứng tỏ sự đối lập sâu sắc của động thái mới này với quá trình nạo vét và khai hoang mà Trung Quốc đã thực hiện đối với các tiền đồn ở Trường Sa trong những năm gần đây.

 Nếu cấu trúc này được bố trí các thiết bị thu thập thông tin, nó sẽ cho thấy Bắc Kinh có khả năng nhanh chóng thiết lập một cơ sở thường trực lâu dài để tăng cường sự kiểm soát đối với Đá Bông Bay- thực thể đang có tranh chấp chủ quyền- mà không cần phải phá hoại môi trường như điều Trung Quốc đã từng làm khi xây dựng các đảo nhân tạo trước đó ở Biển Đông. Kiểu xây dựng nhanh chóng và ít có tác động đến môi trường xung quanh có thể sẽ được Trung Quốc áp dụng ở các khu vực khác như ở Bãi cạn Scarborough- khu vực Trung Quốc chiếm cứ từ Philippines vào năm 2012. Philippines và Mỹ đang lo ngại rằng Trung Quốc sẽ xây dựng một tiề

RELATED ARTICLES

Tin mới