Friday, November 15, 2024
Trang chủBiển nóngVũ khí ngầm nguy hiểm: Donald Trump làm căng, TQ dọa kích...

Vũ khí ngầm nguy hiểm: Donald Trump làm căng, TQ dọa kích hoạt

Rủi ro ngắn hạn phủ bóng do những ảnh hưởng tiêu cực từ các chính sách của ông Donald Trump, nhưng Bắc Kinh vẫn đang đẩy nhanh “vũ khí” ngầm ngàn tỷ USD, vốn được xem là nguy hiểm nhưng có khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế.

“Vũ khí” 9,2 ngàn tỷ USD

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á, trong đó chỉ ra những rủi ro trong ngắn hạn đối với thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ ở Đông Á mới nổi.

Cụ thể, những rủi ro ngắn hạn bao gồm: sự e ngại rủi ro nói chung đối với các thị trường mới nổi, việc Mỹ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến và căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang. Việc siết chặt các điều kiện thanh khoản càng làm trầm trọng thêm nguy cơ từ tăng trưởng nợ tư nhân nhanh chóng những năm gần đây. Sự sụt giá của các đồng tiền khu vực và dòng vốn chảy ra bên ngoài đặt ra thêm nguy cơ cho tính ổn định tài chính của khu vực.

Báo cáo này cho thấy thị trường trái phiếu của Đông Á mới nổi đã tăng trưởng 4,3% trong quý 3 so với quý 2, đạt mức 12,8 ngàn tỷ USD vào cuối tháng 9/2018. Tốc độ tăng trưởng này nhanh hơn mức 3,2% của quý 2.

Tăng trưởng của quý 3 chủ yếu dựa vào việc phát hành các trái phiếu tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đáng lưu ý là trái phiếu do các chính quyền địa phương phát hành để phục vụ những dự án cơ sở hạ tầng.

Tính đến cuối tháng 9, Trung Quốc đã có thị trường trái phiếu lớn nhất tại khu vực Đông Á mới nổi, với 9,2 ngàn tỷ USD trái phiếu đang lưu hành, chiếm 72% tổng thị trường khu vực và nhiều hơn 5,7% so với thời điểm cuối tháng 6.

Sở hữu nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ giảm nhẹ tại phần lớn khu vực Đông Á mới nổi trong quý 3 năm 2018, ngoại trừ Philippines và Trung Quốc. Tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài tại nước này đã tăng lên nhờ tiếp tục tự do hóa thị trường trái phiếu.

Trước đó, hồi cuối tháng 10, trong một báo cáo của tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P của Mỹ cho thấy những ẩn họa khó lường trong lòng Trung Quốc, đáng sợ hơn cuộc chiến thương mại của ông Donald Trump.

Theo S&P, Trung Quốc đang gánh những khoản nợ ngầm khổng lồ và tiềm ẩn những rủi ro to lớn đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Núi băng nợ khổng lồ này thuộc về chính quyền địa phương Trung Quốc. Nó có thể lên tới 40 ngàn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tương đương khoảng 6 ngàn tỷ USD.

Núi băng nợ này không được phản ánh trong các số liệu chính thức của Trung Quốc, là một ẩn họa ngầm và thực sự đáng sợ. Bởi, nếu tính thêm các khoản nợ nằm ngoài sổ sách này, thì nợ chính phủ của Trung Quốc vượt ngưỡng báo động 60%/GDP.

Đây thực chất là những khoản vay thông qua việc sử các cấu trúc gọi vốn của chính quyền địa phương (LGFV) – một công cụ để ngụy trang các khoản nợ.

Nợ của Trung Quốc trở nên nguy hiểm trong bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc đang hạ nhiệt và nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang khiến các ngành sản xuất của Trung Quốc chịu nhiều đau đớn.

Trung Quốc tin vào sức mạnh châu Á

Bên cạnh đó, hệ thống tài chính của Trung Quốc cũng gặp rất nhiều trục trặc, từ vấn đề tỷ giá, tín dụng ngầm cho tới nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Trong một báo cáo hồi cuối 2016, Fitch Ratings cảnh báo rằng các khoản nợ xấu của hệ thống tài chính Trung Quốc có thể gấp 10 lần số liệu ước tính do chính phủ nước này đưa ra.

Khi đó, Fitch cho hay tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc có thể lên tới 20%, thay vì mức 1,8% như báo cáo của cơ quan chức năng. Thậm chí, khi đó Fitch còn dự báo tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn.

Trung Quốc gặp khó khăn vì cuộc chiến thương mại của ông Donald Trump.

Những quả bom ngàn tỷ USD trong hệ thống đầu tư ngầm và tín dụng đen có thể phát nổ bất cứ lúc nào, đe dọa hệ thống tài chính cũng như ổn định xã hội ở đất nước đông dân nhất thế giới.

Báo cáo của ADB cũng bao gồm một khảo sát thường niên về tính thanh khoản của thị trường trái phiếu. Khảo sát này cho thấy rằng các điều kiện thanh khoản trong khu vực là khác nhau, với mức độ thanh khoản thấp hơn đôi chút ở Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Thanh khoản cao hơn được nhận thấy tại Trung Quốc; Hồng Kông; Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Sự thiếu vắng của các cơ chế phòng ngừa rủi ro trái phiếu hiệu quả và thiếu một nền tảng các nhà đầu tư đa dạng là những rào cản lớn nhất đối với việc phát triển thị trường.

Tuy nhiên, theo ADB, các thị trường này có khả năng vượt qua thách thức miễn là các nhà hoạch định chính sách khu vực duy trì sự thận trọng.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawad, nhận định: “Những quan ngại về các thị trường đang xuất hiện, song cuối cùng nền tảng vững chắc của Châu Á sẽ thu hút các nhà đầu tư quay trở lại thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực. Như vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải theo dõi chặt chẽ những tiến triển và đề phòng trước các cú sốc tiềm tàng”.

Đối với Việt Nam, thị trường trái phiếu nước này ghi nhận mức tăng trưởng 5% mỗi quý và 15,7% cả năm, lên tới 53 tỷ USD vào cuối tháng 9; đây là sự đảo ngược so với mức sụt giảm 1,4% trong quý 2, chủ yếu được thúc đẩy nhờ mức tăng 5,2% theo quý và 14,7% theo năm của thị trường trái phiếu chính phủ, lên tới 49 tỷ USD. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng 2,9% theo quý và 31,6% theo năm, lên tới 3 tỷ USD.

Khác với hầu hết các thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi khác, lợi suất trái phiếu quý 3 của Việt Nam đã thu hẹp do lãi suất liên ngân hàng giảm và thanh khoản được cải thiện giữa các ngân hàng trong tháng 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được kỳ vọng duy trì lãi suất ổn định cho tới cuối năm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và sử dụng các công cụ tiền tệ khác nhằm giảm lạm phát.

Khác các thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi khác, thị trường nợ của Việt Nam không chịu tác động từ việc Hoa Kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng gián tiếp từ đồng đô-la Mỹ mạnh hơn so với hầu hết các đồng tiền khu vực.

Các điều kiện thị trường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một phần là vì hai thị trường này đều nằm trong số các đối tác thương mại lớn nhất của họ – khảo sát Asian Bonds Online 2018 chỉ rõ.

RELATED ARTICLES

Tin mới