Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMục tiêu “cùng khai thác Biển Đông” giữa TQ và Philippines là...

Mục tiêu “cùng khai thác Biển Đông” giữa TQ và Philippines là gì?

Thỏa thuận “đình đám” trên chỉ là thỏa thuận mang tính biểu tượng, chứa đựng một vài nguyên tắc chung chung, không có ý nghĩa và không có giá trị thực hiện.

Trong những ngày qua, cả Manila lẫn Bắc Kinh đều ca ngợi lợi ích của thỏa thuận Trung Quốc-Philippines về thỏa thuận “cùng khai thác Biển Đông” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã “ký kết”, trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đến Philippines trong 13 năm qua, gây xôn xao trong dư luận.

Tuy vậy cho đến nay nội dung cụ thể, chi tiết của thỏa thuận “cùng khai thác Biển Đông” như địa điểm, cơ chế, thời gian… vẫn còn chưa được tiết lộ.

Vì thế, trong dư luận, hiện đang tồn tại 2 luồng ý kiến trái chiều:

Một là, nhiều người cho rằng đây chỉ là thỏa thuận nguyên tắc, chung chung vì vậy chẳng có gì để tiết lộ cả.

Hai là, cũng có khá nhiều ý kiến lo ngại rằng phạm vi của thỏa thuận có thể bao gồm toàn bộ diện tích Biển Đông.

Qua theo dõi diễn biến của quá trình đi đến thỏa thuận này trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi nghiêng về luồng ý kiến thứ nhất. Tại sao?

Sau đây là lý do mà chúng tôi có thể nêu lên để cùng bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tìm hiểu, phân tích sự kiện khá “đình đám” này.

Đó là mục tiêu đích thực của Trung Quốc và Philippines khi ký kết thỏa thuận “cùng khai thác Biển Đông”.

Với Trung Quốc, chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” được ông Đặng Tiểu Bình nêu ra từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX.

Trong suốt hơn 40 năm qua, “gác tranh chấp, cùng khai thác” đã trở thành một chủ trương lớn trong triển khai chiến lược biển của Trung Quốc. Họ luôn tìm mọi cách để áp đặt ý tưởng và chủ trương này đối với các nước láng giềng.

Đối với Biển Đông, từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã lần lượt nêu chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” với Philippines, Indonesia, Singapore và Malaysia…

Tuy nhiên, chủ trương này của Trung Quốc không được đa số các nước ASEAN hưởng ứng, do các nước đều hiểu rõ bản chất của nó là:

Trung Quốc muốn biến khu vực không tranh chấp thành vùng tranh chấp để thực hiện “cùng khai thác” tại vùng biển và thềm lục địa của các nước khác nằm trong phạm vi yêu sách vô lý và phi pháp “đường lưỡi bò”.

Cho đến nay, họ vẫn luôn theo đuổi chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong toàn bộ Biển Đông, coi đó là “thiện chí” của Trung Quốc.

Nghĩa là Trung Quốc muốn “gác tranh chấp, cùng thăm dò, khai thác” trong phạm vi chiếm trên 90% diện tích Biển Đông theo yêu sách đường “lưỡi bò”, một yêu sách phi lý đã bị bác bỏ bởi hầu hết các quốc gia ven biển trong khu vực, quốc tế, đặc biệt là Phán quyết Tòa Trọng tài 12/7/2016.

Trung Quốc giải thích rằng nó hoàn toàn “phù hợp” với các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 về một giải pháp tạm thời có tính thực tiễn mà các bên tranh chấp cần sớm thỏa thuận tổ chức thực hiện.

Về lập luận này, chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng Trung Quốc đã cố tình giải thích và áp dụng sai các quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Bởi vì, tại Điều 74 và Điều 83 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, qui định về việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia ven biển nằm kề hoặc đối diện nhau đã ghi rõ:

“Trong khi chờ ký kết thỏa thuận nói ở Khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này.

Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng”. (Khoản 3).

Trong thực tế, vận dụng quy định này của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, các quốc gia ven biển đã thỏa thuận áp dụng giải pháp “hợp tác phát triển (khai thác) chung” (joint-development) ở vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa chồng lấn (over-lapping areas).

Tất nhiên, phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phải được xác định theo đúng tiêu chuẩn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, nếu yêu sách ranh giới biển và thềm lục địa nào không dựa vào các tiêu chuẩn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 thì đương nhiên không được xem xét để áp dụng giải pháp tạm thời “phát triển (khai thác) chung” có giá trị thực tiễn đó.

Rõ ràng là, theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, “cùng phát triển” chỉ có thể áp dụng trong “vùng chồng lấn” được hình thành bởi yêu sách của các bên liên quan trong khuôn khổ các quy định của Công ước Luật Biển 1982.

Trong khi đàm phán, nếu các bên chưa nhất trí một đường phân định cuối cùng, nghĩa là chưa nhất trí phân chia phạm vi thuộc quyền sở hữu của các bên liên quan, thì mới tính đến việc áp dụng giải pháp tạm thời “cùng phát triển”.

Nhưng giải pháp này phải đi kèm với điều kiện tiên quyết là không làm ảnh hưởng đến việc phân chia phạm vi thuộc quyền sở hữu mà mỗi bên đều cho là của riêng mình đối với “vùng chồng lấn”.

Với Philippines, dưới thời cựu Tổng thống Philippine Gloria Macapagal-Arroyo, Công ty Dầu Quốc gia Philippine (PNOC) và Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã ký kết Thỏa thuận cùng khảo sát địa chấn ngoài biển (JSMU) vào năm 2005.

Đề án này đã nhanh chóng bị dẹp bỏ vào năm 2008 sau khi chính quyền của bà Arroyo bị cáo buộc bán đứng quyền lợi quốc gia để đổi lấy các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ.

Bởi vì, theo Hiến pháp Philippines, bất kỳ thỏa thuận chính thức nào về chia sẻ tài nguyên hay hợp đồng thăm dò chung trong các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philipines là vi hiến và phải bị trừng trị theo đúng luật pháp của Philippines.

Hơn nữa, ngày 19/4/2018 học giả Richard Javad Heydarian đăng trên “The Straits Times” bài phân tích có tựa đề: “Kế hoạch đồng khai thác Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines chứa đầy rủi ro và nguy cơ”.

Bài phân tíchkhẳng định rằng, nếu Tổng thống Duterte thúc đẩy việc cùng khai thác Biển Đông với Trung Quốc trong nhiệm kỳ 6 năm duy nhất của ông, nguy cơ làn sóng chỉ trích trong nước đối với việc không bảo vệ chủ quyền quốc gia sẽ chỉ tăng lên và đó có thể là một nhược điểm để các đối thủ triệt để khai thác.

Mặc dù tỷ lệ tín nhiệm của ông Duterte vẫn còn cao, nhưng nhiều đời Tổng thống Philippines thường đã bị xuống dốc không phanh theo thời gian.

Chúng tôi cho rằng, Tổng thống Duterte đã quá hiểu về bài học lịch sử này; đồng thời cũng quá biết về những rủi ro, tiềm ẩn trong tương lai gần, nhất là khi mà cách hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông trong những năm gần đây cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng xóa bỏ mọi thỏa thuận và dùng đến biện pháp cưỡng chế thô bạo để đạt mục tiêu.

Nguy cơ này có thể sẽ diễn ra sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 hoặc như Bắc Kinh đôi khi đã làm, để phản ứng lại với cái gọi là “sự khiêu khích” của các bên khác.

Nếu vì một lý do nào đó mà Philippines không thực hiện thỏa thuận đồng khai thác với Trung Quốc, Bắc Kinh hoàn toàn có thể dùng biện pháp quân sự gây áp lực đối với Manila, trực tiếp tại khu vực đồng khai thác hoặc gián tiếp với các hành động quyết đoán khác như xây dựng cơ sở trên bãi cạn Scarborough hoặc tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Với việc chính phủ của Tổng thống Duterte ngày càng phụ thuộc vào quan hệ kinh tế tốt với Trung

RELATED ARTICLES

Tin mới