Cố vấn Kinh tế Larry Kudlow của Nhà Trắng cho biết, Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ giảm thuế ô tô do Mỹ sản xuất từ 40% về 0%.
rung Quốc và Mỹ đã đồng ý tham gia 90 ngày đình chiến cuộc chiến tranh thương mại để đàm phán một thỏa thuận mới.
Reuters đưa tin thông báo về thỏa thuận đình chiến 90 ngày (bắt đầu từ 1/12) đi kèm với cam kết gỡ bỏ rào cản ngay lập tức từ phía Trung Quốc.
Ông Kudlow chia sẻ trong một cuộc điện đàm với phóng viên rằng, cam kết của Trung Quốc có thể bao gồm việc giảm thuế 40% đối với xe ô tô do Mỹ sản xuất, và cả thuế mới áp lên các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu.
Riêng về thuế liên quan tới ô tô, ông Kudlow nói thêm: “Chúng tôi hy vọng những mức thuế đó sẽ được giảm về không”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đàm phán một thỏa thuận thương mại mới để chấm dứt tranh chấp sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Phản ứng của các quan chức chính quyền Mỹ đối với tin tức này là sự pha trộn của hoài nghi và lạc quan. Bởi không có cam kết nào được chấp thuận bằng văn bản và nhiều chi tiết vẫn chưa được giải quyết.
Theo như thông tin từ CNBC, Nhà Trắng hiện đã thừa nhận rằng chưa có thỏa thuận nào được thiết lập với phía Trung Quốc để hủy bỏ mức thuế đối với ô tô do Mỹ sản xuất.
Tổng thống Donald Trump đã đăng lên trang Twitter của mình vào ngày 3/12 nội dung: “Trung Quốc đã đồng ý giảm và loại bỏ thuế quan đối với ô tô nhập khẩu vào Trung Quốc từ Mỹ. Hiện tại mức thuế đang là 40%”.
Trạng thái do ông Trump đăng tải, cho biết Mỹ hoặc sẽ đạt thỏa thuận thực sự với Trung Quốc, hoặc là không thỏa thuận nào hết. |
Mức thuế 40% từ phía Trung Quốc là biện pháp đáp trả đối với các mức thuế mới mà ông Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc. Mức thuế 40% này khiến các hãng xe gấp rút tìm biện pháp thay thế. Riêng năm ngoái, Mỹ đã xuất khẩu 250.000 xe ô tô sang Trung Quốc.
BMW là nhà xuất khẩu xe từ Mỹ lớn nhất, và được cho là đang xem xét việc chế tạo thêm nhiều mẫu SUV tại Trung Quốc để bù đắp chi phí thuế quan.
Volvo cũng phải thay đổi kế hoạch xuất khẩu xe sản xuất tại nhà máy Charleston mới, vốn chủ yếu dành cho thị trường Trung Quốc