Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐàm luậnChính sách “ngoại giao bẫy nợ” của TQ tại châu Phi

Chính sách “ngoại giao bẫy nợ” của TQ tại châu Phi

Gần 40% các quốc gia châu Phi hạ Sahara đangđang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ.Đó là kết luận của Viện Phát triển nước ngoài (Overseas Development Institute), một think-tank hàng đầu ở Anh quốc. Theo viện này, mối quan hệ giữa các quốc gia châu Phi và Trung Quốc được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng nợ ngày càng lớn.

 Đảo quốc Vanuatu nằm ở tây nam Thái Bình Dương, phía đông bắc Úc có diện tích rất nhỏ, khoảng 12 ngàn km2. Tuy nhỏ bé nhưng đảo quốc này lại là một vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương, kiểm soát tuyến lưu thông hàng không và hàng hải giữa Mỹ và Úc. Chính khu cầu cảng này đang có khả năng trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc, do có dự án cầu cảng Luganville được Trung Quốcđầu tư.

Khi đầu tư Trung Quốc tuyên bố, để giúp phát triển ngành thương mại du lịch đang lớn dần ở Vanuatu. Nhưng theo ông Malcolm Davis -một nhà phân tích an ninh của Viện Chính sách Chiến lược – bãi cầu cảng rộng lớn, dài nửa cây số là “hơi quá” cho ngành công nghiệp du lịch. Cầu cảng này đủ lớn để làm bãi đậu cho các tàu khu trục tên lửa, hoặc tàu tuần dương cỡ lớn.  Nhiều năm qua, Trung Quốc đã đổ hàng trăm triệu USD Vanuatu. Nhiều công trình quá đồ sộ đến mức chính phủ Vanuatu không có khả năng vận hành.

Cùng với cầu cảng Luganville, Trung Quốc còn giúp Vanuatu nâng cấp một sân bay quốc tế cách đó không xa. Nói là “giúp” nhưng thực ra đây chỉ là chính sách “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc, bằng cách cho các nước nghèo vay nợ dưới danh nghĩa hỗ trợ phát triển.

“Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) xét về lý thuyết sẽ đem lại sự cải thiện không nhỏ về cơ sở hạ tầng cho các quốc gia đang phát triển và cung cấp cho hàng hóa Trung Quốc những đích đến mới để tiêu thụ. Tuy nhiên, một nghiên cứu tại “Trung tâm Phát triển Toàn cầu”, có trụ sở ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ, lại phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng trong sự ổn định tại tám quốc gia nhận viện trợ từ BRI. Các quốc gia đó là Pakistan, Djibouti, Madives, Mông Cổ, Lào, Montenegro, Tajikistan và Kyrgyzstan. Nhưng cũng chính các quốc gia châu Phi đã đón nhận nguồn đầu tư từ Trung Quốc đang góp phần giúp Bắc Kinh trở thành đối tác lớn nhất của châu lục trong thập niênvừa qua.

Khi Trung Quốc đầu tư hàng trăm triệu đôla vào đảo quốc nghèo đói Vanuatucó thể nói rằng “long mạch chiến lược” của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương bị cắt đứt. Về nhận định này Trung Quốc cho là không có căn cứ. Bởi điều mà Trung Quốc hay làm là đầu tư quy mô lớn vào các quốc gia vốn không có khả năng để trả nợ.Nếu Trung Quốc có thể khiến một quốc gia rơi vào tình trạng nợ nần trầm trọng đến mức không thể trả nợ, thì Trung Quốc sẽ đổi lại một công trình lớn, như một bến cảng chẳng hạn.

Tháng 12 năm 2017, Sri Lanka đã phải ký hợp đồng cho Trung Quốc thuê 99 năm khu cầu cảng nằm ở vị trí chiến lược Hambantota, để được Trung Quốc giảm bớt nợ. Trung Quốc phủ nhận cầu cảng này sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự. Cảng Hambantota của Sri Lanka đã được xây dựng bằng tiền vay của Trung Quốc và đến nay Trung Quốc toàn quyền sử dụng.

Nếu Trung Quốc thiết lập được một căn cứ quân sự ở Vanuatu, hoặc ở bất kỳ nước nào thuộc Nam Thái Bình Dương, thì trong tương lai Úc sẽ phải đối mặt với một lực lượng quân sự của Trung Quốc ở rất gần bờ biển đông Úc. Giới nghiên cứu về an ninh cho rằng, Úc cần phải tái khẳng định lại ảnh hưởng của nước này trong khu vực để đối kháng với Trung Quốc. Nếu không đối phó với Trung Quốc bây giờ, nước Úc có thể bị ép buộc vào một tình huống trong đó sẽ phải đối mặt với một xung đột quyền lực lớn hơn.

Giới phân tích cho rằng, các dự án cơ sở hạ tầng lớn được thực hiện bởi các công ty Trung Quốc ở châu Phi là quá đắt. Nó tạo gánh nặng cho nước chủ nhà với các khoản nợ khổng lồ mà họ không thể hy vọng hoàn trả. Song, Bắc Kinh kiên định rằng mối quan hệ kinh tế với các nước châu Phi là lợi ích song phương và bác bỏ quan điểm rằng họ đang sử dụng nợ để mở rộng ảnh hưởng toàn cầu. Vậy Trung Quốc có thực sự chịu trách nhiệm về gánh nặng nợ ngày càng tăng của Châu Phi?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã cảnh báo rằng châu Phi đang tiến tới một cuộc khủng hoảng nợ mới, với số lượng các nước có nguy cơ cao tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Ngân hàng Thế giới hiện phân loại 18 quốc gia có nguy cơ cao về khủng hoảng nợ, là những nước có tỷ lệ nợ trên GDP vượt quá 50%. Tổng số nợ nước ngoài của châu lục này ước tính là 417 tỷ USD. Khoảng 20% nợ nước ngoài của chính phủ châu Phi là nợ Trung Quốc (theo Jubilee Debt Campaign, một tổ chức từ thiện vận động cho việc xóa nợ cho các nước nghèo). Điều này khiến Trung Quốc trở thành nước cho vay lớn nhất thế giới, với các khoản vay thương mại và nhà nước kết hợp ước tính 132 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2017.

Hơn 35% nợ của châu Phi được nắm giữ bởi các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới, với 32% là của những người cho vay tư nhân. Trung Quốc không phải là thành viên của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) và họ không tham gia vào Hệ thống Báo cáo Tín dụng của OECD, nhưng Trung Quốc cam kết đầu tư 60 tỷ USD cho châu Phi vào cuối năm nay. Hầu hết các khoản cho vay của Trung Quốc cho châu Phi đều nằm trongkhuôn khổ các dự án cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt và cầu cảng.

Năm 2017, nợ nước ngoài của Zambia lên đến 8,7 tỷ USD, trong đó có 6,4 tỷ USD nợ Trung Quốc. Còn đối với Djibouti, 77% nợ của nước này là của những người cho vay Trung Quốc. Các số liệu của Cộng hòa Congo tuy không rõ ràng, nhưng CARI ước tính các khoản nợ Trung Quốc của khu vực này là 7 tỷ USD. So với các tổ chức như IMF, Ngân hàng Thế giới và Câu lạc bộ Paris (nhóm 22 quốc gia chủ nợ không bao gồm Trung Quốc), các khoản vay từ Trung Quốc được xem là nhanh hơn, rẻ hơn và ít điều kiện ràng buộc.

Hoa Kỳ thường chỉ trích cách cho vay tiền của Trung Quốc. Trước một chuyến thăm châu Phi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hồi đó, nói rằng “chính sách cho vay của Trung Quốc với châu Phi khuyến khích sự lệ thuộc, lợi dụng các thỏa thuận đểtham nhũng và đe dọa nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi này. “Sáng kiến Vành đai và Con đường” nhằm bòn rút tài nguyên của nước đối tác”.

Trung Quốc đã phản pháo. Đại sứ Trung Quốc ở Nam Phi, Lin Songtian, tuyên bố: Trung Quốc luôn tự hào về ảnh hưởng của nước này ở châu Phi. Phát biểu của ông Tillerson là dối trá. Đây là một phần của chiến dịch bôi nhọ Trung Quốc của Hoa Kỳ.

RELATED ARTICLES

Tin mới