Thursday, April 18, 2024
Trang chủBiển nóngXu hướng chính sách của Thái Lan đối với vấn đề Biển...

Xu hướng chính sách của Thái Lan đối với vấn đề Biển Đông trong năm Chủ tịch ASEAN 2019

Tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 33 tổ chức ở Singapore vừa qua, Thái Lan đã chính thức nhận bàn giao chức Chủ tịch ASEAN 2019 từ Singapore. Giới chuyên gia cho rằng Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề được Thái Lan và ASEAN bàn thảo nhiều trong thời gian tới.

Biển Đông sẽ là phép thử đối với vai trò Chủ tịch ASEAN 2019 của Thái Lan. Nguồn: AP/BBC

Vai trò của Biển Đông đối với sự phát triển của Thái Lan

Mặc dù là nước không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song khu vực này có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Thái Lan.

Thứ nhất, Biển Đông là biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,thông qua eo biển Basi (nằm giữa Philippines và Đài Loan) và eo biển Đài Loan. Về phía Tây, Biển Đông thông với Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca. Trải qua nhiều thập kỷ trong lịch sử, Biển Đông luôn được coi là con đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Hàng năm, có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông, khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó có eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong và ngoài khu vực về địa – chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.

Thứ hai, xét về mặt tài nguyên thiên nhiên, Biển Đông rất giàu tài nguyên cả nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật. Về tài nguyên hải sản, với khoảng 2000 loài cá khác nhau và các loài đặc sản khác (tôm, cua, trai, tảo biển,…) là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng không bao giờ cạn nếu biết giữ gìn và bảo vệ. Biển Đông chứa đựng một tiềm năng lớn tài nguyên dầu khí. Toàn bộ thềm lục địa của Biển Đông được bao phủ bởi lớp trầm tích đệ tam dày, có nơi còn lan sang cả dốc và bờ ngoài của rìa lục địa. Các khu vực có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei-Saba, Sarawak, Malay, Phattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, sông Hồng, cửa sông Hậu Giang. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Khu vực đáy biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa các mỏ khoáng sản sun phít đa kim, kết cuội sắt mangan. Ngoài ra, biển Đông còn là vùng biển nước sâu rộng lớn, có nhiều tiền đề thuận lợi cho việc thành tạo và tích tụ băng cháy (còn gọi là khí hydrat). 

Thứ ba, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Tính đến năm 2016, tổng sản phẩm nội địa của Thái Lan là 390.592 USD (đứng thứ 28 thế giới, đứng thứ 9 châu Á và đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia). Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ USD hàng năm. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tính và thiết bị điện. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Vì vậy tuyến đường biển đối với Thái Lan hết sức quan trọng, giúp nền kinh tế nước này vươn ra bên ngoài và ngược lại. Một khi Biển Đông bất ổn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Thái Lan.

Cách tiếp cận của Thái Lan trong vấn đề Biển Đông

Do là nước không tham gia trực tiếp các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nên nhìn chung, Thái Lan giữ quan điểm trung lập, tìm cách cân bằng các mối quan hệ quốc tế, trong đó thường thể hiện lập trường về vấn đề Biển Đông trước cộng đồng quốc tế, dựa trên cơ sở luật pháp, quan hệ quốc tế và sự hợp tác quân sự. Hiện tại đối với các tranh chấp ở Biển Đông, Thái Lan giữ quan điểm chung chung, cũng giống nhiều quốc gia khác trong khu vực, là các bất đồng phải được giải quyết một cách hòa bình, thông qua thương lượng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Năm 2012, khi chuẩn bị đảm nhiệm vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc thay Philippines, Tổng Tư lệnh Quân đội Thái Lan Prayuth Chan-ocha trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Bắc Kinh, ông đã đề cập tới xung đột Biển Đông bên cạnh chủ đề sát sườn là căng thẳng quanh ngôi đền Preah Vihear. Từ khi đảm nhiệm vai trò Điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc, Thái Lan tham gia nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông. Thái Lan đã nhiều lần bày tỏ quan điểm và thái độ khá tích cực trên vấn đề Biển Đông; chủ động tích cực thúc đẩy đàm phán về COC. Trung tướng Paradorn, Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan (5/2013) nhấn mạnh, tình hình Biển Đông nhạy cảm, diễn biến phức tạp và có thể ảnh hưởng tới an ninh của Thái Lan. Tướng Paradorn nói, với tư cách là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, Thái Lan cần phải tăng cường tìm hiểu về vấn đề Biển Đông, vì lợi ích của đất nước; đồng thời phải cân nhắc tới các mối quan hệ quốc tế. Điều quan trọng là, Thái Lan phải thể hiện lập trường về vấn đề Biển Đông trước cộng đồng quốc tế, dựa trên cơ sở luật pháp, quan hệ quốc tế và sự hợp tác quân sự. Đáng chú ý, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan nhấn mạnh với mong muốn làm giảm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, Thái Lan phải đóng góp xây dựng và thể hiện lập trường chung của Cộng đồng ASEAN, trước khi thể hiện lập trường với Trung Quốc về vấn đề này. Trung tướng Paradorn, Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan (5/2013) nhấn mạnh, tình hình Biển Đông nhạy cảm, diễn biến phức tạp và có thể ảnh hưởng tới an ninh của Thái Lan. Tướng Paradorn nói, với tư cách là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, Thái Lan cần phải tăng cường tìm hiểu về vấn đề Biển Đông, vì lợi ích của đất nước; đồng thời phải cân nhắc tới các mối quan hệ quốc tế. Điều quan trọng là, Thái Lan phải thể hiện lập trường về vấn đề Biển Đông trước cộng đồng quốc tế, dựa trên cơ sở luật pháp, quan hệ quốc tế và sự hợp tác quân sự. Đáng chú ý, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan nhấn mạnh với mong muốn làm giảm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, Thái Lan phải đóng góp xây dựng và thể hiện lập trường chung của Cộng đồng ASEAN, trước khi thể hiện lập trường với Trung Quốc về vấn đề này.

 Thái độ tích cực của Thái Lan về vấn đề Biển Đông được thể hiện rõ qua các bài viết của truyền thông Thái Lan và qua những phát biểu của các quan chức Thái Lan, nhất là sự chủ động thúc đẩy vấn đề Biển Đông tại các hội nghị của ASEAN từ đầu năm 2013. Đối với việc Philippines khởi kiện Trung Quốc (1/2013), trong khi hầu hết các nước khác giữ im lặng thì Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đã có phát biểu bày tỏ tôn trọng quyết định của Philippines, cho đây là một “quyết định quốc gia” của Philippines. Tại các cuộc họp SOM ASEAN – Trung Quốc lần thứ 19, Trưởng SOM ASEAN, Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các Hội nghị liên quan trong tháng 4/2013, Thái Lan đã chủ động đề xuất các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố riêng về Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh vai trò chủ đạo của ASEAN ở khu vực, cần nỗ lực thúc đẩy sớm có COC. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 (24-25/4/2013), Thái Lan nêu đề nghị cần phấn đấu để Trung Quốc phải cam kết cùng ASEAN sớm đạt được COC.

 Tháng 6/2013, Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanathabutr phát biểu trong cuộc gặp với các nhà khoa học, nghiên cứu Biển Đông của Thái Lan rằng Bangkok rất quan ngại những căng thẳng ngày càng gia tăng liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông và muốn tham gia tìm hướng giải quyết. Đặc biệt, Thái Lan chủ động đề xuất tổ chức cuộc họp đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tháng 8/2013 để thống nhất quan điểm về Biển Đông, chuẩn bị cho cuộc họp ASEAN – Trung Quốc vào tháng 9/2013 với trọng tâm là COC. Tại cuộc họp, với tư cách chủ nhà, Thái Lan cho rằng vấn đề Biển Đông tuy không phải là toàn bộ quan hệ ASEAN – TQ nhưng do đây là vấn đề liên quan hòa bình, an ninh chung ở khu vực nên ASEAN và Trung Quốc cần phải xử lý thỏa đáng, xây dựng được COC để chứng tỏ thực sự là quan hệ đối tác chiến lược. Thái Lan cùng Singapore đề nghị vào dịp Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc tháng 10/2013, hai bên cần công bố quyết định và lộ trình chính thức cho xây dựng và hoàn tất COC.

Tháng 8/2017, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã có buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Bên cạnh trao đổi chương trình hợp tác giữa hai nước, người đứng đầu chính phủ Thái Lan bày tỏ quan điểm đối với những vấn đề đang rất nóng bỏng của khu vực là tình hình bán đảo Triều Tiên và Biển Đông. “Thái Lan sẵn sàng hợp tác và ủng hộ các bên để giải quyết vấn đề. Chúng tôi nhận thấy đó là điều cần thiết vì hòa bình của khu vực, kể cả tuân thủ những đồng thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”, Người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan Virachon Sukontapatipak phát biểu.

 Thái Lan chịu nhiều tác động từ TQ

Thái Lan tìm cách cân bằng quan hệ với TQ khi đề cập đến vấn đề Biển Đông. Với vai trò điều phối viên trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc, Thái Lan cũng trở thành đối tượng tranh thủ và chịu tác động mạnh của Trung Quốc. Ông Vương Nghị đã chọn Thái Lan là 1 trong 4 nước đi thăm đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc vào tháng 5/2013. Trong chuyến thăm ông Vương Nghị đã tìm cách lôi kéo Thái Lan ủng hộ quan điểm của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Trong chuyến thăm Thái Lan tháng 10/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lại tìm cách lôi kéo Thái Lan ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhất là chủ trương “cùng khai thác”. Sau chuyến thăm, truyền thông Trung Quốc tuyên truyền rùm beng, thổi phồng về kết quả chuyến thăm rằng “Thái Lan ủng hộ chủ trương gác tranh chấp, cùng khai thác của Trung Quốc” nhằm phân hoá chia rẽ các nước ASEAN trên vấn đề Biển Đông, gây sức ép đối với các nước trên vấn đề “cùng khai thác”. Tuy nhiên, trên thực tế Thái Lan chỉ cam kết cùng hợp tác với Trung Quốc trong vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN – Trung Quốc để bảo đảm hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Sự tham gia của giới chuyên gia, học giả và truyền thông Thái Lan

Các chuyên gia nước này cho rằng Bangkok cần tích cực đóng vai trò trung gian, cùng tìm ra hướng giải quyết thích hợp nhất. Trước mắt, cần thúc đẩy Trung Quốc đàm phán với ASEAN thông qua một bộ COC toàn diện, thích hợp. Thái Lan cần ứng xử thế nào trong vấn đề Biển Đông đã được các chuyên gia, học giả nước này thảo luận sôi nổi. Cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Thammasat Surachai Sirikrai nhấn mạnh “những diễn biến gần đây nhất cho thấy vấn đề Biển Đông ngày càng phức tạp, đe dọa an ninh cho cả khu vực. Là thành viên ASEAN và là một nước Đông Nam Á, Thái Lan không thể không làm gì. Nếu không sẽ bị ảnh hưởng về chính trị lẫn kinh tế”. Theo ông Surachai, tranh chấp Biển Đông ngày càng trở nên nổi cộm trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc, đe doạ phá vỡ quan hệ hợp tác này nếu căng thẳng tiếp tục leo thang. Và với vai trò điều phối viên luân phiên quan hệ ASEAN – Trung Quốc, Thái Lan phải có nhiều động thái tích cực, ông Surachai nhận định. Trong khi đó, Giáo sư Thanyathip Sripana thuộc Đại học Chulalongkorn Thái Lan nhấn mạnh Thái Lan rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông, nhưng ban đầu muốn để các bên tự giải quyết. Tuy nhiên, thực tế không như mong muốn và đây là thời điểm thích hợp để chính phủ Thái Lan tham gia nhiều hơn. “Tuy nhiên phải thừa nhận rằng đó là nhiệm vụ khó khăn đối với chính phủ Thái Lan khi mà Trung Quốc quá cứng rắn, muốn giành hết về phía mình”, Giáo sư Thanyathip Sripana nhận định.

Báo chí, truyền thông Thái Lan cho rằng các nước ASEAN không liên quan trực tiếp đến tranh chấp như Thái Lan, Indonesia và Singapore có thể đóng góp nhiều hơn vào giải quyết tranh chấp, vấn đề Biển Đông có tác động đến an ninh, ổn định của cả khối ASEAN và cả khu vực Tây Thái Bình Dương. Truyền thông Thái Lan cho rằng, các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe dọa đối với tất cả các nước trong khu vực. Bởi vậy, các nước ASEAN cần đoàn kết để đối mặt một cách mạnh mẽ, khôn khéo trước sự bành trướng hung hăng này. Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh sự hiện diện của mình trên Biển Đông với những hành động khiêu khích không cần thiết. Các tờ báo Thái Lan đã phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thực hiện bay thử nghiệm ra sân bay xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo chí Thái Lan nhận định, đây là hành động làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực, đồng thời kêu gọi ASEAN đoàn kết hành động, không để tình hình trở nên phức tạp hơn. Khuyến cáo Trung Quốc rất muốn lôi kéo Thái Lan về phía mình vì Bắc Kinh muốn tham gia vào quá trình soạn thảo Quy tắc Ứng xử của các nước tại Biển Đông (COC) với Asean ngay từ bước đầu. Trong những diễn biến gần đây liên quan tranh chấp Bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines, Bắc Kinh đã rất nỗ lực lôi kéo các quốc gia Asean không trực tiếp có quyền lợi ở Biển Đông đứng về phía mình, và kết quả là Manila đành thất vọng trước sự hờ hững của Asean.

 Kết luận: Hiện nay, Thái Lan ủng hộ quan điểm chung của các nước ASEAN với một số điểm cơ bản như: giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế; duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông; thực hiện nghiêm túc Tuyên bố 6 điểm của ASEAN và DOC, sớm xây dựng COC… Thái Lan muốn thông qua vấn đề Biển Đông để nâng cao vai trò vị trí của Thái Lan trong ASEAN. Hơn nữa, do những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua là nguy cơ đe doạ hoà bình ổn định của khu vực, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Thái Lan nên là một thành viên trong cộng đồng ASEAN, Thái Lan không thể thờ ơ trước những căng thẳng ngày một leo thang ở Biển Đông. Tuy nhiên, do có quan hệ đối tác khá chặt chẽ về kinh tế lẫn quân sự với Trung Quốc, phần nữa là nước này vừa trải qua một giai đoạn nhiều biến động về chính trị cũng như phải đối phó bất ổn tại miền Nam nên Thái Lan phải cân nhắc thận trọng trước mỗi việc làm của họ liên quan đến Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới