Wednesday, January 15, 2025
Trang chủBiển nóngMỹ-Trung cầu cạnh, Nga tiếp tục thống trị động cơ tên lửa

Mỹ-Trung cầu cạnh, Nga tiếp tục thống trị động cơ tên lửa

Mỹ tiếp tục phải mua RD-180 của Nga, trong khi Trung Quốc cũng phải mời Nga sang tư vấn kỹ thuật về mẫu động cơ tên lửa đẩy đang phát triển.

Nga phát triển tên lửa đẩy dùng RD-180

Mới đây, lại có thêm những sự kiện chứng minh Nga vẫn là cường quốc số 1 về phát triển động cơ chính cho tên lửa đẩy vũ trụ, tiếp tục bỏ xa hai ông lớn khác là Mỹ và Trung về hàng không vũ trụ.

Hôm 17/12, tổng giám đốc Igor Arbuzov của xí nghiệp chế tạo máy NPO Enerermoash thông báo rằng, Nga đã bắt đầu phát triển một tên lửa tiềm năng mới sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng RD-180, là loại động cơ hiện nay đang lắp trên tên lửa Atlas-5 của Mỹ.

Trước đó, giám đốc điều hành của Roscosmos là ông Dmitry Rogozin đã thông báo rằng, động cơ RD-180 mà Nga đang cung cấp cho Mỹ được sử dụng để chế tạo một tên lửa đẩy mới.

Như tin đưa của bộ phận báo chí thuộc Enerermoash, tập đoàn nhà nước này hiện còn đang xem xét dự án phát triển tên lửa đẩy siêu nặng có trọng tải 103 tấn với khối trung tâm sử dụng loại động cơ đáng tin cậy nhất là RD-180 và sáu khối bên sử dụng động cơ RD-171.

Mỹ tiếp tục mua động cơ tên lửa RD-180 Nga

Bên cạnh việc ấp ủ ý định phát triển một tên lửa đẩy mới trên cơ sở RD-180, Nga vẫn tiếp tục các hợp đồng cung cấp hàng trăm chiếc thuộc loại động cơ này cho các tập đoàn hàng không vũ trụ Mỹ. Đầu tháng 12 này, Nga đã chuyển giao cho các khách hàng Mỹ ba động cơ tên lửa RD-180.

Theo như thông báo trên trang web của NPO Enerermoash, vào ngày 6 tháng 12, ba động cơ RD-180 đã được bàn giao cho khách hàng Mỹ là các công ty Pratt & Whitney, United Launch Alliance (ULA) và RD AMROSS.

Đây đã là lần giao nhận hàng thứ ba trong năm 2018. Hồi tháng 4, Nga đã bàn giao cho khách hàng Mỹ bốn động cơ RD-180, hồi tháng 10 cung cấp thêm 4 động cơ nữa. Tất cả các động cơ RD-180 được thiết kế để sử dụng trong tên lửa đẩy dòng Atlas-5 của Mỹ.

Năm 1997, Moscow và Washington đã ký một thỏa thuận trị giá gần một tỷ dollars cho việc cung cấp 101 động cơ RD-180. Ngoài động cơ RD-180, Nga còn bán cho Mỹ động cơ RD-181 và vận chuyển các phi hành gia Mỹ lên vũ trụ với giá hàng chục triệu USD/ghế.

Khoảng hai năm trước, Quốc hội Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh cấm sử dụng loại động cơ này kể từ sau năm 2019, nhưng sau đó đã hủy bỏ quyết định của mình khi NASA tuyên bố rằng, trong vòng 3 năm tới (hoặc có thể lả hơn nữa), Hoa Kỳ chưa có khả năng tạo ra động cơ riêng của mình.

Ngay sau đó, theo yêu cầu của Lầu Năm Góc, tập đoàn United Launch Alliance đã ký thỏa thuận mua thêm của NPO Energomash 20 động cơ RD-180. Hợp đồng mới đầu tiên về việc cung cấp thêm sáu động cơ RD-180 cho Mỹ vào năm 2020, để phóng tên lửa Atlas 5 đã được Xí nghiệp khoa học và sản xuất Energomash và ULA đã ký ngay sau đó.

Một nguồn tin cao cấp của Mỹ tiết lộ rằng, nhiều khả năng công ty United Launch Alliance sẽ tiếp tục sử dụng động cơ của Nga cho đến năm 2024 hoặc 2025, thậm chí đến năm 2028.

Trung Quốc mời Nga hỗ trợ kỹ thuật động cơ tên lửa

Không chỉ Mỹ đang còn tụt hậu so với Nga về động cơ tên lửa đẩy, mà ngay cả Trung Quốc cũng đã còn kém Nga khá xa về lĩnh vực này khi buộc phải mời Nga hỗ trợ kỹ thuật để phát triển một phiên bản tên lửa đẩy vũ trụ mới.

Đại diện Xí nghiệp sản xuất động cơ NPO Enerermoash ngày 17/12 cũng tiết lộ thêm rằng, ngoài việc bán động cơ cho Mỹ, xí nghiệp sẽ tiến hành soạn thảo tài liệu xin cấp giấy phép đầu năm 2019 về việc triển khai hoạt động hỗ trợ Trung Quốc phát triển động cơ cho tên lửa siêu nặng.

Trước hết, NPO Enerermoash sẽ phải chuyển giao tài liệu cho tập đoàn nhà nước Roscosmos vào đầu năm 2019 để được chính phủ Nga cấp phép và ban hành lệnh chính phủ về việc hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực thẩm định kỹ thuật tên lửa đẩy mới.

Tài liệu giải thích rằng, các đối tác Trung Quốc mời Nga cùng tiến hành thẩm định kỹ thuật chung đối với tài liệu thiết kế cho động cơ 480 tấn mà họ phát triển cho tên lửa đẩy hạng siêu nặng, cũng như hợp tác trong việc tạo ra động cơ metan và hydro.

Tập đoàn Nga nhấn mạnh rằng, Nga sẽ hợp tác với Trung Quốc trên nguyên tắc mang lại lợi ích tuyệt đối cho cả hai bên, đồng thời không gây ra mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia, cũng như lợi ích của doanh nghiệp.

Những sự kiện mới nhất này đã cho thấy, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang cần đến kỹ thuật của Nga trong lĩnh vực chế tạo động cơ cho tên lửa đẩy hạng nặng. Trong mảng kỹ thuật quan trộng nhất của ngành hàng không vũ trụ, Nga vẫn xứng đáng là thủ lĩnh trong lĩnh vực này.

RELATED ARTICLES

Tin mới