Monday, September 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCon đường Trung Hoa 'bốc mùi' tại Belorus

Con đường Trung Hoa ‘bốc mùi’ tại Belorus

Cả thị trấn Xvetlogorsk nghẹt thở vì một thứ mùi không thể chịu nổi. Người người dân bắt đầu thấy các triệu chứng bị nhiễm khí độc: tức thở, uể oải…

LTS: Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga Ghenadi Granovski với tiêu đề trên về một số dự án trong đại dự án “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc ở Belorus và một số nước khác đề bạn đọc tham khảo và liên hệ. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 19/11/2018 mới đây. Các ảnh chụp tại Belorus là của tác giả.

Chính quyền thị trấn Xvetlogorsk thuộc tỉnh Gomel của Belorus đã buộc nhà máy sản xuất bột giấy sunphat tẩy trắng do công ty Trung Quốc China CAMC Engineering Co., LTD xây dựng một năm trước đây phải dừng hoạt động. Lý do- nhà máy gây tác động nguy hiểm đến môi trường.

Nói một cách chính xác, nhà máy này vẫn chưa đi vào hoạt động chính thức. Nó được khởi công xây dựng từ năm 2012 và theo hợp đồng đã ký kết, nhà máy sẽ được đưa vào khai thác chính thức trong năm 2015. Sau đó một thời gian, thời hạn nhà máy bắt đầu sản xuất được điều chỉnh lùi sang cuối năm 2017.

Có một số nguyên nhân làm chậm tiến độ, nhưng nguyên nhân chủ yếu là những tác động nguy hiểm đối với môi trường sinh thái khi nhà máy chính thức hoạt động. Vấn đề này đã phải đưa ra toà án địa phương để xem xét. Phía (ban quản lý) nhà máy và các cơ quan liên quan đã phải làm thêm một số xét nghiệm các mẫu chất thải, phân tích đi phân tích lại mọi khía cạnh của dự án này.

Thực ra, từ trước đây, thị trấn Xvetlogorsk đã phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường phức tạp. Những nhà máy công nghiệp ở khu vực thị trấn chủ yếu là các xí nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu (“xí nghiệp “Xvetlogorsk Chimvolokno”) và sản xuất bột giấy (“Tổ hợp giấy bìa các ton Xvetlogorski”). Chính vì thế mà sức ép đối với môi trường tại đây trước khi có dự án Trung Quốc cũng đã tương đối lớn.

Con duong Trung Hoa 'boc mui' tai Belorus

Đúng ra, nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng được xây dựng là để tăng cường thêm công suất sản xuất cho “Tổ hợp bìa giấy các ton Xvetlogorski” đã có. Tuy nhiên, gói thầu xây dựng (nhà máy bộ giấy tẩy trắng) này lại không phải là dự án của chính công ty “Tổ hợp bìa các ton Xvetlogorski”) nói trên.

Tất cả đã được quyết định tại những văn phòng làm việc cấp cao nào đó tại Minsk (thủ đô Belorus). Năm 2012, Tổng thống A.Lukashenko đã ký Nghị quyết №391 “Về xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy sunfat tẩy trắng”. Sau đó, chính phủ Belorus ký thỏa thuận vay một khoản tín dụng trị giá 654 triệu đô la từ Ngân hàng xuất- nhập khẩu và Ngân hàng công thương Trung Quốc (để thực hiện dự án này).

Người dân Xvetlogorsk không chấp nhận kế hoạch này. Có tới hơn 10.000 cư dân thị trấn đã ký đơn phản đối việc xây dựng nhà máy. Dân chúng lo ngại trước việc nếu theo dự án Trung Quốc thì bột giấy sẽ được tẩy trắng bằng chất Chlorine dioxide. Tổ chức môi trường “Ekodom” (Ngôi nhà sính thái) đã đệ đơn có các chữ ký của (10.000) cư dân thị trấn lên tòa án huyện Xvetlogorsk. Trong đơn, “Ekodom” đòi chính quyền phải cấm xây dựng nhà máy.(tương tự như dự án

Đã có một số buổi điều trần về vấn đề này. Bên ủng hộ dự án đưa ra các luận chứng bác bỏ những yêu cầu của dân cư địa phương. Trong đó, các đại diện của tổ chức ủng hộ là “Belnhits Ecology” đã cố gắng thuyết phục tòa là việc sản xuất bột giấy tẩy trắng sẽ đảm bảo an toàn cho môi trường.

Họ dựa vào những kết luận đánh giá tác động môi trường (DTM) đã được gọt rũa và làm đẹp để chứng minh cho khẳng định trên. Tổ chức “Belnhits Ecology” này cũng thuyết minh rằng nếu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ thì những tác động (tiêu cực) lên môi trường do sản xuất bột giấy tẩy trắng sunfat sẽ chỉ ở mức tối thiểu và dưới mức cho phép.

Còn lý lẽ của các nhà hoạt động bảo vệ môi trường- hoạt động xã hội được đưa ra là: nhà máy được xây dựng theo công nghệ cũ, trong khi tại các nước láng giềng người ta đã bỏ công nghệ sử dụng clo để tẩy trắng bột giấy từ rất lâu,- tuy nhiên, toà đã không quan tâm đến lập luận này. Tòa bác đơn “Ecodom” và tiến độ xây dựng nhà máy được đẩy nhanh với tốc độ chóng mặt.

Câu hỏi ai đúng, ai sai trong trường hợp này đã có câu trả lời từ mùa thu năm ngoái (2017), khi nhà máy bắt đầu chạy thử. Ngay khi các tổ máy khởi động, cả thị trấn Svelogorsk đã bị phủ một bầu không khí có mùi cực kỳ khó chịu. Những người dân thị trấn đã mô tả cái mùi này như sau:

“Đó là một mùi vừa giống mùi bắp cải thối rữa, vừa giống mùi cống rãnh”. Còn các chuyên gia hóa học của xí nghiệp “XvetlogorskKhivolokno” thì giải thích trên góc độ chuyên môn như sau: đó là mùi của chấtmecaptan (Thiol)- một loại hợp chất độc nhóm hai được tạo ra trong quá trình đun gỗ với hóa chất.

Sau lần sản xuất thử đầu tiên thất bại, ban quản lý dự án lại cho chạy thử lần hai , nhưng kết quả cũng y như vậy. Chỉ đến tháng 7 năm nay(2018) nhà máy mới cho ra lò lô sản phẩm đầu tiên. Tuy vậy, các chuyên gia Trung Quốc vẫn không thể lắp đặt xong và cho chạy thiết bị đốt để khử chất Thiol.

Cả thị trấn Xvetlogorsk nghẹt thở vì một thứ mùi không thể chịu nổi. Người người dân thị trấn bắt đầu thấy các triệu chứng bị nhiễm khí độc: tức thở, uể oải, tự nhiên chảy nước mắt, ở một số người còn xuất hiện các vết loét nhỏ ở vòm họng.

Người dân cố nhẫn nhục chịu đựng đến cuối mùa thu, nhưng dù vậy- nhà máy cũng không chỉ không thể nào sản xuất hết công suất thiết kế, mà còn gây ô nhiễm trầm trọng môi trường xung quanh (khi Thiol nặng gấp 2 lần không khí. Nó “trườn” ra vùng ngoại vi nhà máy và phủ đầy các vùng trũng thấp). Còn bây giờ- chính quyền buộc phải đóng cửa nhà máy vô thời hạn.

Đặc sắc Trung Quốc

Trường hợp tại Xvetlogorsk- đấy không phải là sai lầm đầu tiên trong thực tiễn thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới. Nhưng tại Belorus- nó có một đặc điểm nối trội- đó là mang nét “đặc sắc Trung Quốc”. Ở đây (Belorus) có nhiều dự án đầu tư liên quan trực tiếp đến Đại dự án “Con đường tơ lụa mới”,- tức một kế hoạch bành trướng trên lục địa nhưng được các nhà cầm quyền Trung Quốc đặt cho cái tên mỹ miều như vậy khi họ bắt đầu công khai thực hiện ý tưởng này.

Đến bây giờ thì tên gọi đã được thay đổi- thành “Một vành đai, một con đường!” Tuy nhiên, dù tên gọi có khác đi thì cái “con đường” này vẫn không hề bớt gập ghềnh hơn đối với các đối tác cả tin của Trung Quốc. Cũng chính tại đất nước Belorus này người dân đang “sôi sùng sục” vì cái nhà máy sản xuất ắc quy ở ngoại ô Brest.

Một công ty Trung Quốc đã xây dựng nhà máy độc hại này ngay tại khu nghỉ dưỡng, sát tường bệnh viện tỉnh và khu vực nghỉ ngơi của dân chúng địa phương. Tại thành phố Dobrusha, một công ty Trung Quốc khác cũng đã không thể xây dựng hoàn chỉnh một nhà máy sản xuất bìa các tông.

Hãng Trung Quốc nhận thầu xây dựng nhà máy này, theo thừa nhận của chính cựu Thủ tướng Belorus Andrey Kobyakov, là một hãng không có đủ năng lực thực hiện các dự án lớn như vậy. Người Belorus buộc phải hủy hợp đồng với nhà thầu xây dựng Trung Quốc.

Dự án bây giờ vẫn ở trạng thái dự án bị treo, bởi vì Ngân hàng phát triển quốc gia Trung Quốc- ngân hàng cấp kinh phi (tín dụng) cho dự án này nhất quyết không tham gia vào gói thầu xây dựng nhà máy của những công ty các nước khác ngoài Trung Quốc.

Nét “Đặc sắc Trung Quốc” kiểu trên cũng thể hiện rất rõ tại Xvetlogorsk (như nói tới ở phần đầu-ND). Sau các vụ scandal ầm ỹ (về gây ô nhiễm môi trường) và những rắc rối khi thực hiện dự án (không thể nào cho ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo thiết kế), các chuyên gia Trung Quốc đã rời nhà máy, đồng thời tháo rỡ mang theo toàn bộ các bảng điện tử điều khiển trang thiết bị của nhà máy. Mà thiếu chúng thì không thể nào khởi động lại được nhà máy.

Đó là một bức tranh hoàn hảo và quen thuộc trong thực tiễn đầu tư Trung Quốc. Các ngân hàng Trung Quốc cấp các khoản vay cho các nước để xây dựng một công trình nào đấy. Sau đó những khoản tiền này lại quay trở lại Trung Quốc để chi trả tiền công cho các nhà thầu của chính Trung Quốc.

Những nước nào dính bẫy tham gia vào dự án “Một vành đai, một con đường” được quảng cáo rầm rộ sẽ ngập trong các khoản nợ Trung Quốc. Cộng thêm vào đó- phần “giải phụ” sẽ là sự phụ thuộc vào các công ty điều hành- khai thác dự án từ Trung Quốc.

Những ví dụ như vậy có đầy rẫy. Chúng ta đã biết quá rõ cái cách mà Trung Quốc xử sự với Turkmenistan. Người Trung Quốc bỏ tiền (cho vay) xây đường ống dẫn khí đốt từ các mỏ trên lãnh thổ Turkmenistan sang khu tự trị Tân Cương- Duy Ngô Nhĩ của mình, Từ giờ trở đi thì Ashgabat (Turkmenistan) sẽ thanh toán khoản tín dụng của Trung Quốc bằng khí đốt, trong khi trên thực tế đổi lại nước này không hề nhận được gì (từ phía Trung Quốc).

Kết quả là – một đất nước giàu có hạng nhất chìm sâu vào khủng hoảng kinh tế với tất cả các hậu quả xã hội kèm theo. Có thể nhắc thêm một ví dụ nữa về việc Trung Quốc đầu tư cho Tajikistan. Tại đây các công ty Trung Quốc cũng bỏ tiền xây dựng nhà máy nhiệt điện và các tuyến đường ô tô.

Để thanh toán các khoản tín dụng vay của Trung Quốc, Dushanbe phải “nhượng” cho Bắc Kinh quyền khai thác 6 mỏ vàng và ……. một lượng nước ngọt nhất định. Một công ty Hồng Kông sẽ khai thác nước từ hồ Sarez của Tajiksitan và bán nước sạch tại Trung Quốc.

Sau xem xét tính toàn kỹ mọi vấn đề khi mọi sự đã rồi, các quan chức Tajiksitna mới té ngửa ra là trên thực tế, tất cả các con đường đều cần cho Trung Quốc và đều nằm trong khuôn khổ chiến lược hiện thực hóa Dự án “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh. Còn về phía mình, Tajistan được “vác” trên lưng một gánh nợ khổng lồ (so với quy mô nền kinh tế Tajikistan) – tới 1,5 tỷ đôla.

Trung Quốc cũng áp dụng một cách tiếp cận cứng rắn như vậy ngay cả với những đồng minh chiến lược thân thiết của mình. Cụ thể là tấm gương Pakistan. Lãnh thổ nước này đã được Trung Quốc đưa vào “quy hoạch” dự án “Một vành đai, một con đường”.

Bắc Kinh tính toán sẽ sử dụng các cảng của Pakistan để tiếp nhận hàng hóa từ Trung Đông và Châu Phi (các loại nguyên liệu khác nhau và dầu mỏ- khi đốt). Có thừa đủ lý do để Trung Quốc tính toán như vậy.

Trong trường hợp tình hình quốc tế xấu đi, các tuyến vận tải qua Pakistan sẽ giúp Trung Quốc đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu và năng lượng không bị gián đoạn nếu eo biển Malacca và Biển Đông bị phong tỏa. Còn “trong thời bình”, trung chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Pakistan sẽ giúp Trung Quốc tiết kiệm được rất đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển.

Và thế là ý tưởng của Trung Quốc đã bắt đầu được thực hiện. Bắc Kinh đã nhận quyền sử dụng 9,23km2 đất tại khu vực sát cảng biển Gvadar. Còn chính cảng này đã được người Trung Quốc cải tạo thành cảng nước sâu, xây dựng các công trình phụ trợ, các cơ sở hạ tầng cần thiết.

Vào thời điểm hiện tại thì họ (Trung Quốc) đang xây dựng một hệ thống giao thông nhiều nhánh, một cảng hàng không quốc tế, một khu vực chuyên phục vụ xuất khẩu hàng hóa, – đồng thời làm một hàng lang giao thông kéo dài đến tận biên giới phía tây của nước mình (Trung Quốc- để kết nối với mạng lưới giao thông nội địa). Dự án tuy còn lâu mới hoàn thành, nhưng Pakistan đã ngập trong nợ nần và đang tìm lối thoát bằng cách vay các khoản tín dụng của IMF để thanh toán cho Bắc Kinh.

Dự án “Một vành đai, một con đường” sẽ còn làm cho nhiều đối tác cả tin, ngây thơ của Trung Quốc phải sửng sốt. Ngoài sự phụ thuộc về tài chính vào các nhà đầu tư Trung Quốc, còn có thể (và gần như chắc chắn), các đối tác của Bắc Kinh sẽ phải gánh thêm những vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng, như những gì đã thấy ở Belorus.

Cũng rất không nên quên một điều rằng hiện nay người dân tại ngay chính tại thủ đô Bắc Kinh cũng đang ngạt thở vì khói bụi và có tới 80% các trận mưa trên đất nước Trung Quốc – là mưa axit. Những trận mưa (a xít) này sớm muộn cũng sẽ đến với các đối tác cả tin theo “Một vành đai- một con đường”.

RELATED ARTICLES

Tin mới