Saturday, November 16, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiĐiểm chung giữa tướng "diều hâu" TQ và tướng Mỹ dọa đưa...

Điểm chung giữa tướng “diều hâu” TQ và tướng Mỹ dọa đưa miền Bắc Việt Nam về thời đồ đá

“Nhưng thật không may cả hai ông LeMay và ông La Viện đều không thể phân biệt được sự khác nhau giữa hiếu chiến và ngu ngốc”, tác giả Michael Peck bình luận trên National Interest.

Thiếu tướng La Viện. Ảnh: News.cn

“Curtis LeMay của Trung Quốc”

Thiếu tướng La Viện chính là tướng Curtis LeMay của Trung Quốc.

LeMay là viên tướng của lực lượng không quân Mỹ từng chỉ huy chiến dịch oanh tạc nhiều thành phố lớn của Nhật Bản, và sau này trở thành người đứng đầu Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ.

Trong quân đội Mỹ, tướng LeMay trở nên khét tiếng vì tính cách bạo tàn và hiếu chiến của ông ta trong các cuộc chiến tranh.

Trong thập niên 1950 và trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, tướng LeMay đã đệ trình kế hoạch tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Liên Xô. Còn trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam (cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975), viên tướng này đã kêu gọi tiến hành chiến dịch ném bom rải thảm nhằm “biến miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”.

Và giờ chúng ta có thiếu tướng La Viện, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc, một nhà bình luận quân sự theo trường phái “diều hâu” và ủng hộ Bắc Kinh tiến hành thống nhất Đài Loan.

Tháng trước, trong một diễn đàn về công nghiệp quân sự được tổ chức tại Thâm Quyến, ông La Viện đã tuyên bố trước đông đảo khán giả trong hội trường rằng Trung Quốc có thể giải quyết căng thẳng trên Biển Đông bằng cách đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ.

Theo ông này, việc đánh chìm hai tàu sân bay sẽ gây ra con số thương vong đáng kể là 10.000 binh lĩnh Mỹ thiệt mạng.

“Người Mỹ sợ nhất là chết. […] Ta đánh chìm hai tàu, khiến 10.000 [binh lính Mỹ] thương vong, thử hỏi Mỹ có sợ không?”, ông La Viện phát biểu tại hội nghị trên.

Trước đó, ông này từng kêu gọi tiến hành tấn công quân sự nhằm vào Đài Loan, nếu Mỹ sử dụng đảo này làm căn cứ hải quân: “Nếu hạm đội hải quân Mỹ dám dừng chân ở Đài Loan, thì Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cần phải triển khai ngay lực lượng nhằm đẩy mạnh quá trình thống nhất đảo này”.

Chính quyền Bắc Kinh luôn khẳng định đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời. Trong bài diễn văn hôm 2/1 tại lễ kỉ niệm 40 năm Trung Quốc công bố văn kiện “Thư gửi đồng bào Đài Loan”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo rằng vấn đề Đài Loan không thể để lại cho các thế hệ sau giải quyết, ngầm ám chỉ thời hạn thống nhất đảo này.

Cụ thể, trong bài diễn văn trên, ông Tập chủ yếu nhấn mạnh việc “thống nhất hòa bình”, nhưng cũng không loại bỏ khả năng sử dụng biện pháp quân sự trong trường hợp cần thiết.

Tuy LeMay không phải là người Trung Quốc, nhưng có lẽ ông ta hiểu được suy nghĩ của thiếu tướng La Viện trong những phát ngôn nói trên.

Sai lầm của các ông LeMay và La Viện

Thế nhưng, thật không may là cả hai ông LeMay và ông La Viện đều không thể phân biệt được sự khác nhau giữa hiếu chiến và ngu ngốc.

Nếu kế hoạch tấn công phủ đầu nhằm vào Liên Xô của tướng LeMay được chấp thuận và tiến hành, thì điều đó sẽ châm ngòi Thế chiến III, đẩy Mỹ vào thế đối đầu với một siêu cường hạt nhân. Ngay cả khi Mỹ phá hủy được gần như toàn bộ vũ khí hạt nhân của Liên Xô, thì chỉ cần một vào quả bom đáp xuống New York hoặc Los Angeles đã khiến hàng triệu người dân Mỹ thiệt mạng, chứ chưa nói tới việc quân đội Liên Xô sẽ tung đòn thù.

Giờ đây thế giới có thiếu tướng La Viện, một người có thể coi là đại diện cho luồng tư tưởng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Trung Quốc, rằng nước Mỹ quá yếu đuối cho một cuộc chiến.

Tuy nhiên, trước Trung Quốc, phát xít Đức và Nhật Bản đã từng có suy nghĩ tương tự vào năm 1941 (và có lẽ Trung Quốc cũng cần nhớ lại rằng Nhật Bản từng cho rằng họ yếu đuối ra sao trong thập niên 1930).

Phát biểu tại diễn đàn công nghệ quốc phòng tháng trước, ông La Viện cho rằng tên lửa chống hạm của Trung Quốc đủ khả năng tiêu diệt các tàu sân bay và tàu hộ tống của Mỹ. Xét về mặt lý thuyết quân sự, thì các loại tên lửa siêu thanh hoặc tên lửa đạn đạo được chuyển đổi thành vũ khí chống hạm có thể làm được điều này.

Tuy nhiên, thực tế có thể cho thấy điều trái ngược, bởi Trung Quốc chưa từng thử nghiệm các loại vũ khí ấy trong chiến tranh.

Vấn đề thực sự ở đây là việc đánh chìm tàu sân bay Mỹ sẽ là hành động khơi mào chiến tranh. Đó không phải là một phát súng cảnh báo, không phải là một chiếc máy bay gián điệp bị bắn hạ vì xâm phạm không phận và lãnh thổ của Trung Quốc, càng không phải là một vụ va chạm bất ngờ giữa máy bay tuần tra của Mỹ và tiêm kích của Trung Quốc.

Việc [Trung Quốc] đánh chìm tàu sân bay Mỹ chính là động thái khơi mào chiến tranh. Nếu thiếu tướng La Viện nói đúng, thì điều đó sẽ chấm dứt chuỗi ngày làm “siêu cường” của nước Mỹ.

Nếu Washington không bảo vệ được, không thể chiến đấu vì 10.000 binh lính và thủy thủ thiệt mạng, thì họ cũng không thể bảo vệ cho bất cứ ai khác, kể cả Đài Loan, Nhật Bản, Israel hay các đồng minh châu Âu.

Nhưng nếu ông La Viện phân tích sai tình hình thì sao? Không có Tổng thống Mỹ nào, không có Thượng nghị sĩ hay Dân biểu nào, có thể yên tâm tại vị nếu như họ ngồi “im như phỗng” trước sự việc tàu sân bay của nước mình bị đánh chìm.

Tàu sân bay chính là biểu tượng cho sự mạnh mẽ và uy tín của nước Mỹ. Do đó, đối với người Mỹ mà nói, thì hành động đánh chìm “biểu tượng” này không khác gì trận Trân Châu Cảng, hay vụ khủng bố ngày 11/9 năm xưa.

“Tôi e rằng chúng ta đã đánh thức một gã khổng lồ đang say ngủ”, tướng Nhật Bản Yamamoto từng phát biểu như vậy trong buổi họp tổng kết sau trận Trân Châu Cảng. Có lẽ thiếu tướng La Viện của Trung Quốc cũng nên lưu tâm đến lời khuyên của người đi trước…

RELATED ARTICLES

Tin mới