Tuesday, November 26, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 09/01/2019

Bản tin Biển Đông ngày 09/01/2019

Bản tin Biển Đông ngày 09/01/2019.

Khuấy động tình hình Biển Đông không đem lại lợi ích cho ai

Ngày 8/1, trang CGTN đăng bài viết liên quan đến việc tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông nhằm “thách thức các yêu sách biển quá đáng”. Trả lời phỏng vấn trang CGTN, GS. Zhang Junshe, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc cho rằng việc Mỹ lựa chọn thời điểm này để đưa tàu đến Biển Đông là có chủ đích: quân đội Mỹ muốn nhảy vào cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung và tạo áp lực lên Trung Quốc. GS. Zhang cho rằng, hành động này của phía Mỹ đi ngược lại tình hình tốt đẹp giữa hai bên, người dân Trung Quốc sẽ không bị bắt nạt bởi bất cứ đe dọa hay vũ lực nào. Do vậy, Mỹ nên ngừng ngay lập tức hành động gây hấn không có lợi cho việc giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ – Trung. Theo GS. Zhang, nhờ có Trung Quốc và các nước ASEAN trở lại quỹ đạo giải quyết hòa bình các tranh chấp, tình hình Biển Đông đang được ổn định. Tuy nhiên, hành động của Mỹ rõ ràng là tìm cách gây rắc rối và đây cũng không phải lần đầu tiên Washington thách thức giới hạn của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Mỹ muốn lợi dụng vấn đề Biển Đông để hỗ trợ cho chiến lược tái cân bằng Châu Á – Thái Bình Dương, lợi dụng các vấn đề an ninh để kìm hãm sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Không chỉ có Mỹ, GS. Zhang cho rằng Anh hiện cũng đang theo chân Mỹ khuấy động tình hình Biển Đông với việc tạo ra “bước chuyển mạnh nhất” kể từ Thế chiến thứ hai nhằm đóng “vai trò mà thế giới mong đợi trên trường quốc tế”. Tại cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt vào tháng 9/2018, ông Hunt đã trấn an Vương Nghị rằng Anh sẽ “không đứng về bên nào” trong tranh chấp Biển Đông. GS. Zhang bày tỏ hy vọng Anh sẽ giữ lời hứa của mình, cho rằng chỉ có cách đóng góp thực chất cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông mới có thể bảo đảm cho sự phát triển tốt đẹp và ổn định của quan hệ Trung – Anh.

Đài Loan bác bỏ thông tin hoan nghênh căn cứ quân sự của Anh tại Biển Đông

Theo tin từ JQK News ngày 8/1, gần đây truyền thông quốc tế đưa tin nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu hoan nghênh nếu Anh thiết lập căn cứ tại Biển Đông. Tuy nhiên, Văn phòng bà Thái Anh Văn đã bác bỏ thông tin này, khẳng định rằng khi đó, bà Thái chỉ ủng hộ miễn là việc này đóng góp cho duy trì hòa bình và tự do hàng hải, Đài Loan sẽ có thái độ mở đối với vấn đề này. Đại diện Văn phòng bà Thái Anh Văn khẳng định nguyên tắc của Đài Loan rất rõ ràng, Đài Loan hy vọng duy trì tình hình hòa bình ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh rằng quyền tự do qua lại là quan điểm nhất quán quan trọng của Đài Loan trong vấn đề Biển Đông.

Liệu Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông có giúp bảo đảm ổn định khu vực?

Ngày 8/1, tờ South China Morning Post đăng bài viết của Aaron Rabena, nghiên cứu viên tại Viện Đối ngoại Philippines, chỉ ra một số cách thức để Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có thể có giá trị hơn. Theo bài viết, những diễn biến trên Biển Đông từ năm 2012 đến nay đã cho thấy tính không hiệu quả của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sự phức tạp của các vấn đề kinh tế, môi trường, luật pháp, chính trị và chiến lược. Việc ASEAN và Trung Quốc công bố Văn bản đàm phán đơn nhất dự thảo COC tháng 8/2018 đã đem đến hy vọng rằng Bộ Quy tắc sẽ bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong dự thảo COC, có 5 vấn đề quan trọng cần phải đàm phán, đó là: phạm vi địa lý, giải quyết tranh chấp, nghĩa vụ hợp tác, vai trò của bên thứ ba, và tính pháp lý. Tác giả bài viết đưa ra 4 cách thức để góp phần làm cho COC có giá trị hơn. Cụ thể:

i) Phạm vi áp dụng của COC nên bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scarborough bởi đây là các khu vực thường xảy ra các vụ việc ở mức khủng hoảng.

ii) Nghĩa vụ hợp tác có thể bao gồm việc thiết lập các khu vực bảo tồn biển chung, một tổ chức nghề cá khu vực và một chương trình du lịch biển tích hợp ở Trường Sa, trong đó định hướng lại mục đích sử dụng các đảo nhân tạo của Trung Quốc, tận dụng cơ sở hạ tầng tiên tiến để phục vụ nghiên cứu khoa học, phòng tránh thiên tai, cứu trợ và hỗ trợ nhân đạo.

iii) Các cường quốc như Australia, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và Mỹ tham gia vào lợi ích địa chính trị ở Biển Đông. Nếu Mỹ là thành viên của COC thì các nước khác sẽ tham gia, khi đó Trung Quốc sẽ điều chỉnh hành vi của mình trên Biển Đông.

iv) Để COC ràng buộc về pháp lý, cần có điều khoản trừng phạt hoặc hình thức phạt đối với các vụ việc các nước thành viên từ bỏ hoặc không tuân thủ COC.

RELATED ARTICLES

Tin mới