Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐiểm tinHóa ra ông Tập cũng "thần tượng" thư pháp Mao Trạch Đông...

Hóa ra ông Tập cũng “thần tượng” thư pháp Mao Trạch Đông như bao người TQ khác

Thực tế, ông Tập Cận Bình không phải là người Trung Quốc duy nhất học theo phong cách thư pháp đặc biệt của ông Mao Trạch Đông, theo SCMP.

Chữ kí của ông Tập Cận Bình trong bức thư gửi bà Hồng Tú Trụ, cựu Chủ tịch Quốc Dân Đảng (Đài Loan) năm 2016.

Đã hơn 4 thập kỷ trôi qua kể từ khi cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông – người đặt nền móng xây dựng Trung Quốc ngày nay – qua đời, tuy nhiên phong cách thư pháp của ông vẫn còn được rất nhiều người dân nước này hâm mộ, và thậm chí ngay cả ông Tập Cận Bình cũng không phải ngoại lệ, theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông).

Cụ thể, theo lời ông Qian Gang, Giám đốc Dự án Truyền thông Trung Quốc tại trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông của trường đại học Hồng Kông, vị Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm đã “áp dụng phong cách thư pháp Mao Trạch Đông trong chữ ký của ông”.

Chữ ký vốn là thứ mang dấu ấn cá nhân và thể hiện tính cách của mỗi người. Do đó, chắc hẳn ông Tập Cận Bình phải có lí do của riêng mình khi áp dụng lối thư pháp của ông Mao Trạch Đông.

Ông Qian Gang đã chia sẻ về phát hiện nói trên trong một bài viết có tiêu đề “Keeping to the script” về phong cách thư pháp Mao Trạch Đông, được đăng trên website của dự án.

Được biết, chữ viết tay của ông Mao Trạch Đông có phần hơi phá cách và thường hơi xiên sang bên phải.

Trong bài viết trên, ông Qian Gang cho biết lần đầu tiên ông để ý thấy chữ ký theo kiểu thư pháp Mao Trạch Đông của ông Tập Cận Bình là khi nhìn thấy bìa hai cuốn sách mới ra mắt về “Tư tưởng Tập Cận Bình”, với nội dung là về học thuyết chính trị của vị Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm.

Hai cuốn sách trên có tựa đề là “Học Tập Thực hành Luận”, và “Học Tập Thời Hiện tại” – trong đó tác giả đã chủ ý chơi chữ “Tập” – vừa là một phần của từ ghép “học tập”, vừa là họ của ông Tập Cận Bình.

Điểm đặc biệt là trên cả hai bìa sách trên, chữ “Tập” đều được viết theo kiểu đặc biệt, chứ không phải là chữ đánh máy. Bởi vậy nên ông Qian Gang đã nghi ngờ rằng đó chính là chữ viết tay của vị Chủ tịch Trung Quốc.

Sau đó, ông này đã nghiên cứu trong bức thư của ông Tập Cận Bình gửi tới các tân cử nhân hồi năm 2014, và phát hiện ra rằng chữ kí của ông cũng theo lối thư pháp hệt như chữ “Tập” được in trên bìa sách.

Ông Qian Gang cho biết, sau khi nghiên cứu thêm bức thư gửi bà Hồng Tú Trụ, cựu Chủ tịch Quốc Dân Đảng (Đài Loan), ông đã chứng minh được giả thiết của mình rằng chữ “Tập” trên bìa sách chính là chữ viết tay của vị Chủ tịch Trung Quốc, và nó đã được viết theo lối thư pháp Mao Trạch Đông.

Theo chuyên gia này, chữ viết đặc biệt của ông Tập Cận Bình cũng thường được các cơ quan truyền thông Trung Quốc sử dụng khi trích dẫn phát biểu của nhà lãnh đạo.

“Xu hướng” học theo thư pháp Mao Trạch Đông tại Trung Quốc

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình không phải là người Trung Quốc duy nhất học theo lối viết thư pháp đặc biệt của ông Mao Trạch Đông. Gần đây, kiểu thư pháp này đã xuất hiện trong một số sản phẩm của các cơ quan truyền thông nhà nước.

Thậm chí Trung Quốc còn tổ chức một cuộc thi viết thư pháp theo phong cách Mao Trạch Đông với quy mô quốc tế, bắt đầu từ năm 2017.

Các nhà thư pháp nổi tiếng như Li Yiming và Li Minghe cũng đã làm nên tên tuổi trong “môn nghệ thuật mao bút thư pháp”, nhờ việc học theo phong cách Mao Trạch Đông.

Thư pháp kiểu Mao Trạch Đông cũng xuất hiện nhiều trên các chương trình truyền hình nhà nước, ví dụ như trong bộ phim tài liệu “Amazing China” (Lợi hại thay, nước ta) của đài CCTV, ca ngợi các thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và kĩ thuật.

Cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông không chỉ nổi tiếng trong vai trò chính khách, mà ông còn được biết đến như một nhà thơ, một nhà thư pháp cận đại. Sau đây là một số hình ảnh về thư pháp và bút tích của ông:

RELATED ARTICLES

Tin mới