Monday, November 18, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ có thể dùng Ngân hàng Thế giới để chống TQ

Mỹ có thể dùng Ngân hàng Thế giới để chống TQ

Ngân hàng Thế giới (WB) có thể trở thành một “cây gậy” để Tổng thống Mỹ Donald Trump chống lại Trung Quốc, sau khi ông Jim Yong Kim từ chức chủ tịch tổ chức này và Nhà Trắng có tiếng nói lớn trong việc chọn người thay thế.

Ông Jim Yong Kim vừa bất ngờ từ chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. (Ảnh: Mike Blake)

Giới chức Mỹ từ trước đã gây áp lực để WB cho Trung Quốc vay ít hơn, cũng như cảnh báo về ảnh hưởng của Bắc Kinh. Lần này là cơ hội để Mỹ đưa một nhân vật diều hâu lên lãnh đạo WB, mở ra một mặt trận mới cho cuộc chiến thương mại, giới quan sát nhận định.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dùng nhiều công cụ để gây sức ép kinh tế lên Trung Quốc.

Thuế đã được áp lên khoảng 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, dù chính sách tăng thêm thuế đang được hoãn lại để chờ đàm phán với Bắc Kinh. Chính phủ Mỹ cũng thực hiện các biện pháp nhằm giảm đầu tư từ Trung Quốc vào các công ty Mỹ và tăng cường xử lý những vụ tội phạm đánh cắp sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại.

Sau khi ông Kim bất ngờ từ chức hôm 7/1, chấm dứt hơn 6 năm lãnh đạo tổ chức cho vay toàn cầu, WB có thể trở thành một mặt trận mới cho căng thẳng Mỹ – Trung.

Mỹ là cổ đông lớn nhất của WB với 16% cổ phần. Washington gần đây ủng hộ tăng quỹ lên 13 tỷ USD, và theo truyền thống những lãnh đạo trước đây của WB đều do Mỹ lựa chọn. Dù ông Kim có đối thủ từ Nigeria và Colombia vào năm 2012 nhưng rất khó để đại diện các nước đang phát triển lên được vị trí dẫn dắt định chế này.

Ngay cả khi ông Kim còn đang lãnh đạo thì WB đã bị kéo vào căng thẳng Mỹ – Trung.

Tháng trước, Thứ trưởng Tài chính Mỹ David Malpass nói trước Quốc hội Mỹ rằng WB đã đồng ý giảm cho Trung Quốc vay vì áp lực của Mỹ. Năm ngoái, lượng tiền WB cho Trung Quốc vay giảm gần 30%, xuống 1,8 tỷ USD.

Bất hòa có thể leo thang hơn nữa nếu WB trở thành đối trọng rõ ràng hơn với các kế hoạch phát triển của Trung Quốc.

Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc về cơ bản là chương trình cho vay hỗ trợ phát triển. Bộ Tài chính Mỹ từ lâu đã thúc giục các chính phủ công khai những nguồn mà họ đang vay tiền, với ý là những dự án hạ tầng do các nước như Trung Quốc tài trợ có thể đi cùng thòng lọng ẩn.

RELATED ARTICLES

Tin mới