Thursday, January 9, 2025
Trang chủBiển nóngCần có phương án mạnh hơn khi TQ bành trướng Biển Đông

Cần có phương án mạnh hơn khi TQ bành trướng Biển Đông

Trong những năm qua, Trung Quốc liên tục gia tăng các hành động gây hấn ở Biển Đông.

Hình ảnh tàu tuần duyên trên đảo đã Xu Bi

Đáng kể nhất là Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng các công trình có thể dùng cho các mục đích quân sự tại 7 thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa, trong đó có 3 thực thể là đá Xu Bi (Subi Reef), đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), và đá Vành Khăn (Mischief Reef), có quy mô lớn nhất, có thể là nơi đồn trú của hàng ngàn binh sĩ, với cảng biển, đường băng cho máy bay quân sự lớn, cùng nhiều công trình quân sự kiên cố khác, nơi Bắc Kinh có thể bố trí nhiều tổ hợp tên lửa chống hạm và đất đối không. Theo nhiều chuyên gia, hoạt động xây đắp với quy mô lớn và tốc độ nhanh chóng nói trên của Trung Quốc là chưa từng có trong lịch sử nhân loại, phá hủy hoàn toàn hệ sinh thái ở nhiều nơi đến mức không thể hồi phục.

Chính quyền tổng thống Mỹ Barak Obama trước đây là kiên quyết chống lại việc sử dụng sức mạnh, hoặc đe dọa dùng sức mạnh, để giải quyết các tranh chấp, đồng thời yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, tránh làm căng thẳng leo thang, để đảm bảo an ninh và ổn định, đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển huyết mạch của thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ cũng tuyên bố không đứng về bên nào trong trong các tranh chấp chủ quyền và khuyến khích Trung Quốc trỗi dậy hòa bình.

Tuy nhiên, trước các hành động gây hấn quy mô lớn của Trung Quốc,  trong những năm 2014 – 2015, chính quyền Obama đã buộc phải đổi hướng. Chính sách của Obama trong thời gian này đã có một tác dụng nhất định, cụ thể là đã gây được thiện cảm của nhiều nước ven Biển Đông. Tuy nhiên chính sách Biển Đông của Obama vẫn chưa đủ mạnh để buộc Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, cụ thể là phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế thường trực La Haye (ngày 12/6/2016), theo đó bác bỏ hoàn toàn chủ quyền của Trung Quốc theo cái gọi là “đường 9 đoạn”, lên án các hành động của Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền của Philippines tại khu đặc quyền kinh tế… (Phán quyết dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển – UNCLOS mà Trung Quốc cũng tham gia). Thêm nữa, các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) thời Obama không rõ ràng về mục tiêu, nên không có tác dụng răn đe đối với Trung Quốc. Ngược lại chính sách này cho thấy Bắc Kinh không phải trả giá gì nhiều cho các hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế về biển, vì vậy chả khác nào kích thích Trung Quốc “được đàng chân lân đàng đầu”.

 Mỹ và các nước cần buộc Trung Quốc trở lại tình trạng trước khi có các hành động lấn chiếm bất hợp pháp. Thứ nhất, chấm dứt tình trạng xây dựng và bồi đắp đảo. Thứ hai, Trung Quốc không được phép tiếp cận các thực thể này.

Mỹ hoàn toàn có khả năng thực thi giải pháp triệt để này mà không cần phải dùng đến các biện pháp quân sự. Một trong các biện pháp được nêu ra là trừng phạt có trọng điểm nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến các thực thể địa lý mà Bắc Kinh chiếm giữ bất hợp pháp.

Cùng với việc tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ngay bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo, đá mà Trung Quốc kiểm soát, còn có hàng loạt các biện pháp pháp lý khác có thể dùng để gây áp lực với Bắc Kinh. Trong số đó có việc tạo đồng thuận về ngoại giao quốc tế để buộc Trung Quốc phải thực thi phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài La Haye, hoặc dùng tàu tuần duyên của Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực hỗ trợ ngư dân Philippines thực thi quyền của mình theo phán quyết của Tòa Trọng tài la Haye, tiếp tục hỗ trợ tàu hải quân và tàu tuần duyên của các đối tác ven Biển Đông. Để thực thi kịch bản này, Mỹ chắc chắn phải chấp nhận quan hệ với Bắc Kinh sẽ có nhiều rạn nứt, chủ nghĩa dân tộc tại Bắc Kinh có thể bị kích động, khiến khủng hoảng ở Biển Đông lan rộng. Mỹ cùng các đồng minh và đối tác cần theo sát tình hình để đối phó.

Thực tế cho thấy một số biện pháp như tước quyền tham gia của Trung Quốc trong các hoạt động quốc tế lớn, đã được chính quyền của đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump thực thi, điển hình là việc Mỹ không mời Trung  Quốc tham gia cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC mùa hè năm 2018. Tuy nhiên cho đến nay, chưa rõ chính quyền Mỹ có kiên quyết chọn biện pháp này để pháp luật quốc tế được thượng tôn hay không, và các đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực cũng như quốc tế có thái độ như thế nào?!   

RELATED ARTICLES

Tin mới