Tuesday, March 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiĐổ tiền "khủng" đầu tư, TQ "nóng mắt" vì láng giềng chiến...

Đổ tiền “khủng” đầu tư, TQ “nóng mắt” vì láng giềng chiến lược mở cửa cho đồng minh của Mỹ

Trung Quốc đã đổ tiền vào phát triển cảng Gwadar, thuộc Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan. Nhưng nay, Pakistan cũng mở cửa chào đón đầu tư từ Ả Rập Saudi ngay tại cảng này.

Cảng Gwadar, một trung tâm quan trọng trong Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan. Ảnh: AP.

Thành trì kinh tế của Trung Quốc có thể bị phá vỡ

Khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD của Ả Rập Saudi vào Gwadar ở phía Nam Pakistan đang làm phức tạp mối quan hệ của Islamabad và Bắc Kinh.

Trung Quốc cảnh giác với sự hiện diện ngày càng tăng của Saudi ở nước láng giềng chiến lược quan trọng khi Ả Rập Saudi chuẩn bị ký thỏa thuận xây dựng nhà máy lọc dầu lớn nhất Pakistan nhân dịp Thái tử Mohammed bin Salman sẽ có chuyến thăm đến Islamabad vào tháng tới.

Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid Al-Falih đã đến thăm địa điểm dự kiến ​​cho nhà máy lọc dầu ở Gwadar vào ngày 15 tháng này. Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của Pakistan Haroon Sharif tuyên bố với giới truyền thông rằng Ả Rập Saudi dự kiến ​​sẽ đầu tư khoảng 15 tỷ USD vào nước này trong 3 năm tới.

Gwadar là một thị trấn ven biển và là nơi Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ để phát triển cảng biển quan trọng chiến lược cho các dự án thuộc Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC). CPEC bao gồm một mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và cơ sở hạ tầng năng lượng trải rộng trên toàn Pakistan và là một dự án đặc trưng của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.

Quyết định mở cửa đón đầu tư từ Ả Rập Saudi của Pakistan để phát triển Gwadar đang gây tranh cãi vì Bắc Kinh đã đổ một lượng tiền và tài nguyên khổng lồ vào đó.

Khoản đầu tư mới trị giá hàng tỷ USD có thể giúp Riyadh phá vỡ thành trì kinh tế của Bắc Kinh, các chuyên gia cho biết.

Trung Quốc không thích sự xâm lấn của Ả Rập Saudi ở Pakistan, Mohan Malik, giáo sư tại Trung tâm Daniel K. Inouye Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương ở Hawaii cho biết. Nhưng ông cũng nói thêm rằng, Bắc Kinh không thể phản đối việc chia sẻ gánh nặng hỗ trợ kinh tế Pakistan với Ả Rập Saudi vào thời điểm mà nguồn hỗ trợ từ Bắc Kinh đang suy giảm do hệ quả từ cuộc chiến tranh thương mại với Washington.

Cũng có lo ngại về việc các công ty Trung Quốc sẽ bị Saudi chặn ở Gwadar. Luke Patey, nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu năng lượng Oxford thuộc Đại học Oxford, cho biết, nhà máy lọc dầu của Saudi có thể loại bỏ các công ty năng lượng Trung Quốc làm suy yếu lợi ích kinh tế của chính Trung Quốc từ sáng kiến Vành đai và Con đường.

Gây ra căng thẳng mới?

Tuy nhiên, quyết định mời Saudi Arabia của Islamabad cũng được coi là kế hoạch đa dạng hóa các nguồn tài chính và kinh tế. “Pakistan không muốn bỏ tất cả trứng vào một giỏ. Chiến lược của Pakistan nhằm đa dạng hóa các nguồn hỗ trợ tài chính sẽ giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất”, Malik Siraj Akbar, nhà phân tích chính trị tại Washington nói.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã gõ cửa nhiều quốc gia, cố gắng nhận được sự ỗ trợ cần thiết cho sự phát triển cũng như giúp đỡ tài chính để vượt qua khủng hoảng. Ngoài Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Trung Quốc, Pakistan đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Ả Rập Saudi và Qatar. Ông Imran Khan cũng chuẩn bị đến thăm Qatar lần đầu tiên vào cuối tháng này.

Sự hiện diện mở rộng của Ả Rập Saudi ở Gwadar cũng gây khó chịu cho nước láng giềng phía tây của Pakistan là Iran.

Địa điểm của nhà máy lọc dầu được đề xuất ở Gwadar chỉ cách biên giới của tỉnh Sistan-Baluchistan của Iran 70 km, nơi sinhg sống của người Sunni-Baloch, phần lớn theo đạo Hồi Shia. Tehran đổ lỗi cho Ả Rập Saudi vì hỗ trợ các nhóm chiến binh Sunni-Baloch chống lại Iran.

“Sự hiện diện ngày càng tăng của Ả Rập Saudi ở Gwadar sẽ làm tăng lo ngại về việc Saudi gây rắc rối ở tỉnh Sistan-Baluchistan để tiếp tục kiềm chế Iran”, ông Malik nói.

Nếu sự hiện diện của Ả Rập Saudi được sử dụng làm đòn bẩy chính trị, cách tiếp cận này sẽ làm cho khu vực trở thành một trung tâm của những căng thẳng mới và các cuộc đụng độ bạo lực giữa các địa phương Iran và Saudi, ông Malik Siraj Akbar cảnh báo.

RELATED ARTICLES

Tin mới