Wednesday, November 27, 2024
Trang chủĐàm luậnCuộc chiến 1979, thảm bại về quân sự, chính trị của Đặng...

Cuộc chiến 1979, thảm bại về quân sự, chính trị của Đặng Tiểu Bình

Vì sao Đặng Tiểu Bình đưa quân tiến đánh Việt Nam năm 1979? Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến này bắt nguồn từ việc Bắc Kinh dung túng cho Khmer Đỏ thảm sát dân lành Campuchia. Hàng chục nghìn người dân vô tội, trong đó có kiều bào Trung Quốc và Việt Nam đã bị giết hại dã man.

Để cứu người dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, Hà Nội quyết định đưa quân sang Campuchia nhằm quét sạch Khmer Đỏ. Cuối cùng lịch sử đã minh chứng rõ ràng tội ác tày trời của Khmer Đỏ. Tàn dư của chúng đã được Tòa án quốc tế xét xử. Như vậy việc Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh ở biên giới Việt Nam là thảm bại về mặt quân sự, cũng là thất bại lớn về chính trị.

Ngoài cái chung, Đặng xua quân tiến đánh Việt Nam còn có mục đích riêng. Ông ta muốn nắm quân đội, giành quyền lực quân sự từ tay Chủ tịch Hoa Quốc Phong, sau đó sẽ lật đổ Hoa. Nhưng Hoa không phát hiện ra điều này và đã rơi vào cái bẫy “việt vị”.

Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố: “Giết 200 ngàn người, đổi lấy 20 năm ổn định”. Câu nói ghê rợn này Đặng đưa ra trong khoảng thời gian diễn ra vụ thảm sát năm 1989. Ông ta nói là để ổn định quốc gia, song thực tế là để ổn định chính quyền. Ngoài ra còn một hàm ý khác, liên quan đến dục vọng cá nhân – ít nhất để cho họ Đặng sống yên ổn những năm tháng cuối đời.

Khoảng giữa tháng 5/1989, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương đã đến gặp Đặng Tiểu Bình. Triệu đề xuất đối thoại với học sinh để tranh thủ thế hệ tương lai. Đặng tảng lờ: “Tôi đang vô cùng mệt mỏi, tai ù, đầu óc không suy nghĩ gì được, lời ông nói tôi cũng không nghe rõ.” Phải chăng Đặng diễn lại độc chiêu “Tư Mã Ý giả bệnh lừa Tào Sảng” trong thời Tam Quốc? Bởi điều đầu tiên trong việc nắm quyền mà Đặng nghĩ tới chính là bạo lực. Đặng từng tuyên bố, chúng ta không ngại đổ máu để dẹp tan các cuộc biểu tình của sinh viên, cuối cùng khiến nó biến mất. Phát ngôn này thật khiến người ta ghê sợ!

Sau này, hễ thấy học sinh sinh viên xuống đường biểu tình, Đặng lập tức mưu tính giới nghiêm hoặc thiết quân luật để kiểm soát. Tóm lại, lúc nào ông ta cũng cầm chặt báng súng. Chỉ cần tóm lược lại sự kiện Lục Tứ, cũng đủ để hình dung về một đời chém giết của ông ta. Đặng Tiểu Bình trước khi chết còn dặn lại: “Không lưu lại tro cốt, toàn bộ rắc xuống biển.” Hành động này trên bề mặt thì là học theo Chu Ân Lai, nhưng thực tế là sợ thi hài bị làm nhục. Chu Ân Lai thì sợ Mao Trạch Đông, còn Đặng Tiểu Bình thì sợ nhân dân làm nhục thi thể của mình.

Mao Trạch Đông qua đời. Đặng Tiểu Bình ra sức phủ định Cách mạng Văn hóa. Tuy nhiên phủ định Cách mạng Văn hóa. Thực tế chỉ là cái cớ, thực chất ông ta muốn sửa đổi Hiến pháp, thủ tiêu đi “bốn quyền lợi tự do” của người dân, cuối cùng tiến đến thủ tiêu quyền lợi bãi công của công nhân. Đặng Tiểu Bình chối bỏ Cách mạng Văn hóa là nhằm tước đi quyền lợi dân chủ của người dân.

Đảng Cộng sản Trung Quố khi mới thành lập đã tuyên bố “giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo”, có vấn đề gì phát sinh là họ bãi công, đối kháng với chính phủ quốc dân đương thời. Nhưng đến 30 năm sau khi nắm quyền, Đảng ấy lại “lập pháp” nhằm thủ tiêu quyền lợi bãi công của công nhân. Đã rõ một điều, chính quyền Bắc Kinh chuyên chế, độc tài hơn bất kỳ chính quyền nào khác.

Sự mị dân của Đạng khiến người dân Trung Quốc lầm tưởng Trung Quốc đã và đang tiến tới dân chủ hóa. Nhưng Tổng Bí thư Triệu Tử Dương đã nhận ra . Ông thẳng thắn nhận định trong phần ghi âm rằng: Đặng Tiểu Bình nói về dân chủ chỉ là những lời lừa gạt.

Đánh giá về Đặng Tiểu Bình, có ý kiến cho rằng: Đặng mới là Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc. Sự thật là Hoa Quốc Phong đã kết thúc nền chính trị chuyên chế cực đoan kiểu Mao Trạch Đông, bước đầu mở ra hình thế dân chủ trong Đảng. Nhưng do hoàn cảnh bất thường, chỉ trong vài năm, Đặng Tiểu Bình dùng thủ đoạn triệt tiêu Hoa Quốc Phong, ngang tàng khôi phục hình thức chính trị chuyên chế cực đoạn kiểu Mao Trạch Đông. Ông Đặng tự xưng là “thế hệ hạt nhân” thứ hai kế tục sự nghiệp của Mao Trạch Đông, và hầu hết mọi việc đều do ông ta quyết định.

Năm 1992, Đặng Tiểu Bình 88 tuổi, đột nhiên làm theo Mao Trạch Đông cũng đi thăm viếng các tỉnh phía nam. Lúc này do bất mãn với việc Giang Trạch Dân và Lý Bằng nắm quyền chính trị, nhận thấy họ quá thiên về cánh tả nên đã xướng ra phe cánh hữu. Phe này lập ra với mục đích chính là để phòng phe cánh tả.  Khi tuần tra Quảng Đông rộng lớn, Đặng vừa đi vừa chửi, buông ra những lời nặng nề: “Kẻ nào không cải cách, kẻ đó sẽ rớt đài.”

Ở thời điểm đó Đặng Tiểu Bình âm mưu hạ bệ Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Nhưng ông Giang và Lý đề phòng vô cùng chặt chẽ, khi đó Đặng Tiểu Bình không có quyền hành, đến chức Chủ tịch Quân ủy cũng không phải. Sau khi ông đi tuần phía nam trở về Bắc Kinh Đặng cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt, nên không thể can dự vào cục diện chính trị được nữa.

RELATED ARTICLES

Tin mới