Friday, December 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCựu Đại sứ Thụy Điển tại VN và TQ: TQ mới là...

Cựu Đại sứ Thụy Điển tại VN và TQ: TQ mới là nước nhận được bài học trong cuộc chiến tranh 1979

Ông Borje Ljunggren, cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam (1994-1997) và Trung Quốc (2002-2006) cho rằng, cuộc chiến 1979 khó có thể xem là chiến thắng cho Trung Quốc như họ rêu rao.

Bộ đội Việt Nam đứng trên xe tăng Trung Quốc bị phá hủy trong chiến tranh biên giới.

Năm 1979, Việt Nam một lần nữa nằm trong tâm chấn

Ông Borje Ljunggren – Cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam và Trung Quốc cho rằng, sự ra đi của người Mỹ cuối cùng ở Việt Nam năm 1975 và việc Việt Nam thống nhất sau một cuộc chiến cực kỳ tàn khốc được cho là sẽ dẫn đến một kỷ nguyên phục hồi và phát triển. Nhưng, một thời gian dài sau đó, tình hình càng phức tạp hơn khiến Việt Nam chịu nhiều hệ quả mà trong đó là nền kinh tế kém phát triển.

Việt Nam một lần nữa lại nằm ở tâm chấn địa chính trị, cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam và Trung Quốc nói. Trung Quốc đã rất khó chịu với việc Việt Nam quyết định tấn công bè lũ Pol Pot được Bắc Kinh hậu thuẫn và tham gia hiệp ước hữu nghị với Liên Xô – đối thủ chính của Trung Quốc thời kỳ đó.

Cuối năm 1978, Trung Quốc bước sang kỷ nguyên mới khi Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách “cải cách và mở cửa”. Cùng với đó, quan hệ Việt – Trung ngày càng xấu đi và vào tháng 2/1979, Trung Quốc đã tấn công quân sự vào Việt Nam, mà như Đặng Tiểu Bình tuyên bố là “dạy cho Việt Nam một bài học”. “Bài học” mà Trung Quốc nhắc đến ở đây chính là họ muốn ép Hà Nội phải công nhận vai trò và sự hiện diện của mình.

Một cuộc chiến tàn khốc đã diễn ra, kéo theo nhiều thương vong, nhưng hầu như không phải là một chiến thắng cho Trung Quốc. Họ mới là bên nhận được bài học. Đó là: Quân đội Trung Quốc cần phải được hiện đại hóa. Tuy nhiên, quan hệ băng giá Việt – Trung còn kéo dài đến một thập kỷ sau.

Tại Việt Nam, trận chiến lớn nhất của Chiến tranh Lạnh đã diễn ra

Trao đổi với Trí Thức Trẻ, nhà nghiên cứu Elleman A Bruce cho rằng, sau năm 1975, Bắc Kinh vẫn muốn Việt Nam chia rẽ và yếu thế. Trung Quốc sợ một Việt Nam thống nhất.

Thêm vào đó, năm 1978, Hà Nội và Moscow đã ký một hiệp ước hợp tác vào năm 1978. Bắc Kinh lo ngại rằng việc Việt Nam và Liên Xô xích lại gần nhau sẽ tạo nên thế “gọng kìm” với Trung Quốc và muốn phá vỡ liên minh này.

Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam vào tháng 2/1979. Sau 1 tháng, Bắc Kinh tuyên bố rút quân.

Về động cơ chính xác của cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc, có lẽ phổ biến nhất trong giới nghiên cứu là Trung Quốc muốn “trừng phạt” việc Việt Nam đã đưa quân sang giúp Campuchia thoát khỏi chế độ Pol Pot. Các vấn đề như chủ quyền trên biển, hay vấn đề “nạn kiều” do Trung Quốc tạo ra là những cái cớ khác.

Tuy nhiên, một số học giả cho rằng, quyết định của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn với Liên Xô là lý do chính đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc. Nếu xét theo góc nhìn này, theo Gerald Segal, chính sách của Trung Quốc đã thất bại vì đã không đưa hiệp ước quốc phòng Xô – Việt vào “thử thách cuối cùng”.

Nhưng, nếu mục tiêu thực sự đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc là muốn chứng tỏ sự bảo đảm của Liên Xô về hỗ trợ quân sự cho Việt Nam chỉ là trên giấy, thì Trung Quốc đã phán đoán đúng về việc Liên Xô không can thiệp quân sự trực tiếp, ông Elleman bình luận.

Thậm chí, để ngăn chặn sự can thiệp của Liên Xô, Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo Moscow rằng Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn diện chống Liên Xô. Để chuẩn bị cho cuộc xung đột này, Trung Quốc đã đưa tất cả quân đội của mình dọc biên giới Xô-Trung vào tình trạng khẩn cấp, thiết lập một bộ chỉ huy quân sự mới ở Tân Cương, và thậm chí sơ tán khoảng 300.000 dân thường khỏi biên giới Xô-Trung.

Có thể vì lý do này, Moscow đã quyết định không can thiệp. Thêm vào đó, Trung Quốc và Mỹ lúc đó trở thành đồng minh.

Cuối cùng, cuộc chiến năm 1979 cho thấy các nước từng là anh em đã bị chia rẽ và Washington thích điều này. “Tôi cho rằng, tại Việt Nam, trận chiến lớn nhất của Chiến tranh Lạnh đã được tiến hành”, học giả Mỹ nhấn mạnh.

RELATED ARTICLES

Tin mới