Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ hút công nghệ quốc phòng, tài nguyên Belarus thế nào?

TQ hút công nghệ quốc phòng, tài nguyên Belarus thế nào?

Trung Quốc giúp Belarus chế tạo tên lửa để đổi lấy tài nguyên. Lukashenko đã có đồng minh mới?

Theo nhiều nhà quan sát, chính sách đối ngoại của giới lãnh đạo Belarus đang ngày càng rời xa khỏi vectơ Nga. Tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc là một hướng đi mới trong chính sách của Belarus mà Minsk đã phát triển trong một thời gian.

Phối hợp với các đối tác Trung Quốc, ông Lukashenko đang xây dựng các tổ hợp tên lửa, khu công nghệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên của Belarus. Chúng ta cùng nhìn lại mối quan hệ lâu nay giữa Belarus và Trung Quốc.

Hướng về phía Đông

“Thay mặt nhân dân Belarus, tôi xin nghiêng mình trước người bạn của mình là Chủ tịch Trung Quốc và tất cả những quân nhân đã giúp chúng tôi chế tạo ra những vũ khí có độ chính xác cao trên lãnh thổ Belarus trong vòng một năm rưỡi nay”.

Ông Alexander Alexander Lukashenko đã đưa ra lời cám ơn các đối tác Trung Quốc vào tháng 3 năm 2018 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Belarus.

Câu nói cửa miệng sắc sảo và đầy ấn tượng của ông Lukashenko là: “thế giới đang đắm mình trong vực sâu của vũ khí có độ chính xác cao – đó là những quả tên lửa có thể bay vào từng ô cửa sổ”.

 Trước đây, Belarus chưa có công nghệ đó, nhưng các đối tác Trung Quốc đã đến trợ giúp. Mặc dù từ giữa những năm 2000, Belarus đã có tuyên bố liên minh với Nga, song ông Lukashenko đang tìm kiếm một sự thay thế khác.

Ngay sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Belarus, Minsk chính thức chuyển tầm nhìn sang phương Đông.

Ngay từ năm 2006, tại một cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc khi đó là Cao Ganchuan, Lukashenko đã coi mối quan hệ với Trung Quốc là quan hệ chiến lược.

Quan điểm đó lúc bấy giờ chỉ giống như một mong muốn hơn là một tình trạng thực sự. Tuy nhiên, chỉ vài năm trôi qua, “đồng minh chính của Nga” đã thực sự bắt đầu phát triển quan hệ chiến lược với Trung Quốc.

Năm 2012, ông Lukashenko đã đề nghị Moscow chuyển giao cho Belarus hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander. Để đối phó với “sự tăng cường hoạt động của một số lực lượng”, Tổng thống Belarus cần có tổ hợp có khả năng mang tên lửa có đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, Nga chỉ có thể đặt Iskander ở Belarus cùng với binh sỹ của mình. Moscow lo ngại rằng nếu hệ thống tên lửa được chuyển trực tiếp sang Belarus, thì vũ khí mạnh (hoặc các bộ phận riêng lẻ của nó) có thể sẽ lọt vào tay các nước đối thủ phương Tây thuộc khối NATO.

Trung Quoc hut cong nghe quoc phong, tai nguyen Belarus the nao?

Hệ thống tên lửa phóng “Polonaise” Ảnh: Viktor Tolochko / RIA Novosti

Công nghệ tiên tiến

Không đạt được điều mong muốn, ông Lukashenko bắt đầu tìm kiếm một giải pháp khác, thay thế cho Iskander của Nga.

Việc tạo ra một hệ thống tên lửa ngay từ đầu là vô cùng khó khăn và gần như không thể đối với một quốc gia còn hạn chế về tiềm lực kinh tế như Belarus. Do đó, Minsk quyết định phát triển tổ hợp chiến thuật của riêng mình với sự giúp đỡ của các đối tác phương Đông.

Vũ khí mới được tạo ra khá nhanh chóng và năm 2015, vào Ngày lễ Chiến thắng, lần đầu tiên, quân đội Belarus đã trình diễn hệ thống tên lửa phóng (MLRS) Polonez được chế tạo cùng với Trung Quốc.

Hệ thống này đã được chính thức công bố rằng tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly 280 km. Tuy không thể đạt được hiệu quả ở cự ly 500 km như Iskander, nhưng sức mạnh cũng rất ấn tượng.

Nhưng để nói rằng Trung Quốc đã giúp Belarus tạo ra Polonez là không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, chính người Trung Quốc đã chế tạo ra nó, vì bản thân tên lửa A200 và một phần quan trọng của thiết bị điện tử là của Trung Quốc, chứ không phải là nguồn gốc của Belarus.

Đóng góp chính của Belarus là cung cấp khung gầm phóng tên lửa, lần đầu tiên được sản xuất bởi nhà máy sản xuất máy kéo Minsk cách đây 30 năm.

Lãnh đạo Belarus rất tự hào về mức độ nội địa hóa cao của sản phẩm. Theo người đứng đầu của UB Công nghiệp Quốc phòng Belarus, Thiếu tướng Oleg Dvigalev, thì có tới 95% của sản phẩm có nguồn gốc nội địa.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin, vào năm 2018, bốn năm sau cuộc trình diện đầu tiên của Polonaise, nhà máy đã không thể tiếp tục chu trình sản xuất đầy đủ. Khối lượng nội địa hóa thực sự, theo dữ liệu của họ, chỉ khoảng 30%, khiến ngành công nghiệp quốc phòng Belarus cực kỳ phụ thuộc vào việc hợp tác với Trung Quốc.

Không phải chỉ có mình tên lửa

Thị phần của Trung Quốc trong quan hệ thương mại cũng vượt quá Belarus. Trong 5 năm qua, doanh thu tích lũy của các sản phẩm MIC và công nghệ sử dụng kép giữa 2 nước đã tăng hơn gấp đôi, trong khi đó Trung Quốc chiếm thị phần tới 65% sản phẩm.

Nhưng tình trạng này dường như vẫn làm cho cả hai nước hài lòng. Belarus hiện rất cần các khoản vay nước ngoài nhằm phát triển đất nước. Điều này liên quan tới các chi phí xây dựng và du nhập công nghệ mới.

Đồng thời, các nước NATO tiếp tục hạn chế giao cho Trung Quốc các sản phẩm quân sự và sản phẩm sử dụng kép, buộc Bắc Kinh phải tìm kiếm đối tác mới.

Còn Belarus, sau sự sụp đổ của Liên Xô, đã giữ lại được một cơ sở nghiên cứu khoa học và thực nghiệm phát triển trong lĩnh vực quốc phòng. Do đó, về khách quan, Trung Quốc sẽ có lợi khi thiết lập hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng Belarus.

Ngoài “Polonaise”, Belarus có thể tự hào về một số mẫu thiết bị quân sự khác, được phát triển cùng với đối tác Trung Quốc. Tại triển lãm MILEX 2017 ở Minsk, lần đầu tiên, họ đã trình diễn tên lửa mới cho hệ thống Polonaise với cự ly lên tới 300 km.

Loại tên lửa này khó có thể được gọi là vũ khí mới bởi trên thực tế, đây là phiên bản chung của tên lửa A200 và M20 của Trung Quốc cho các tổ hợp WS-2 và WS-3.

 Cũng tại triển lãm này có trưng bày một phiên bản hiện đại hóa của xe tăng T-72 – T-72BME, được chế tạo bởi nhà máy sửa chữa số 140 (Borisov) và doanh nghiệp “Peleng” (Minsk). Theo thông tin có sẵn, phiên bản xe tăng này sẽ chủ yếu được giao cho Trung Quốc.

Trong khi đó, xe bọc thép lại đi theo hướng ngược lại. Trong năm 2016-2017, những xe bọc thép hạng nhẹ và trung bình mới Dong Feng Mengshi, “Bogatyr”, FAW Hong Oi L5, “Cờ đỏ” và CS / VN3, “Con Rồng” đã được Trung Quốc chuyển giao cho Belarus.

Xe bọc thép của Trung Quốc đã được trang bị cho các lực lượng hoạt động đặc biệt của Belarus.

Tảng đá hộc

Belarus đã chọn con đường hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc trong nỗ lực nhằm cân bằng ảnh hưởng của Nga. Nhưng sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng sự hợp tác của hai nước này chỉ giới hạn trong quốc phòng.

“Tảng đá hộc” là khu công nghiệp Trung Quốc-Belarus đã được khởi công. Theo dự tính của đại sứ quán Trung Quốc, số tiền đầu tư trực tiếp vào dự án này ước tính vượt quá 5 tỷ đô la.

Tổng số tiền đầu tư được quy định ở mức 30 tỷ đô-la trong vòng 30 năm. Kế hoạch của dự án này là tạo ra sản phẩm công nghệ cao và định hướng xuất khẩu, bao gồm lĩnh vực hóa học, công nghệ sinh học, dược phẩm, thương mại điện tử, lưu trữ và xử lý dữ liệu.

Trong thời gian đầu, dường như dự án có quy mô lớn này của Belarus-Trung Quốc sẽ thực sự nhắm tới và trở thành viên ngọc của Con đường tơ lụa. Công cuộc xây dựng bắt đầu vào mùa hè năm 2014, và vào giữa năm 2015, giai đoạn đầu tiên của khu công nghiệp đã được đưa vào vận hành.

Mặc dù đã đầu tư hai tỷ đô la, nhưng rõ ràng là còn lâu mới hoàn vốn được. Vào mùa xuân năm 2018, Thủ tướng Andrei Kobyakov đã tính toán rằng đến năm 2021, khối lượng sản phẩm được sản xuất trong khu công nghiệp sẽ là một tỷ đô la, và sẽ có 100 nhà đầu tư vào đó.

Đó là một mục tiêu đầy tham vọng, tuy nhiên, cho đến nay chỉ mới có 34 nhà đầu tư và khối lượng tiền của các sản phẩm đầu ra không được công bố. Liệu Belarus có tăng được gấp ba số lượng nhà đầu tư trong 3 năm còn lại hay không- thời gian sẽ trả lời.

TRUNG QUÓC SẼ LÀ DÓI TÁC CHIÉN LUỌC CỦA BELARUS?

Chuyến tàu chở hàng đầu tiên từ Minsk đến Thâm Quyến                      Ảnh: Reuters

Sự giàu có của vùng đất Belarus

Mặc dù Belarus và Trung Quốc chưa có nhiều thành tựu trong hợp tác lĩnh vực công nghệ cao, nhưng trong các lĩnh vực truyền thống của nền kinh tế họ đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Năm 2015, công ty Slavkali, thuộc sở hữu của doanh nhân Mikhail Gutseriev, đã ký hợp đồng với Trung Quốc để xây dựng một nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản tại Belarus với số tiền của hợp đồng là 2 tỷ đô la.

Điều thú vị là 1,4 tỷ đô la thông qua Belarusbank sẽ được cung cấp bởi Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Đồng thời, công ty đã ký hợp đồng 20 năm cung cấp kali cho Trung Quốc, là nước tiêu thụ nhiều nhất thế giới loại khoáng sản này.

Đến năm 2020, theo các chuyên gia tại VTB Capital, Trung Quốc sẽ cần 9 triệu tấn kali mỗi năm, trong đó gần 2 triệu sẽ được cung cấp từ Belarus.

Các điều kiện thuận lợi của hợp đồng cho phép Belarus không phải lo lắng về việc bán nguyên liệu thô, điều đó có nghĩa là việc trả lại khoản vay rất có thể sẽ không trở thành vấn đề đối với các doanh nhân.

Điều đáng lo ngại là, bất chấp mọi nỗ lực để tạo ra sản xuất công nghệ cao và tăng cường hợp tác thương mại quân sự, Belarus mới chỉ thành công trong việc khai thác và bán tài nguyên khoáng sản.

RELATED ARTICLES

Tin mới