Sunday, January 5, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đang “im hơi” chịu trận ở Biển Đông

TQ đang “im hơi” chịu trận ở Biển Đông

Ngay từ đầu năm 2019, Mỹ và các nước đồng minh liên tục gia tăng các hoạt động tuần tra tự do hàng hải và tập trận ở Biển Đông nhằm ngăn chặn, khiêu khích các hoạt động phi pháp của Trung Quốc. Trái ngược với phản ứng trước đây, Trung Quốc có vẻ như đang “im hơi” chịu trận, chấp nhận bị các nước khiêu khích và lên án.

Mỹ và đồng minh thực hiện sứ mệnh đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông

Đầu tháng 1/2019, trong khi phái đoàn Mỹ và Trung Quốc (7-8/1) đang bắt đầu cuộc đàm phán hai ngày ở Bắc Kinh để thảo luận về chiến tranh thương mại giữa hai bên. Hải quân Mỹ (7/1) đã cử tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình lớp Arleigh Burke USS McCampell tuần tra đảm bảo tự do hàng hải (FONOP) trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Cây, Lincoln và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép. Bà Rachel McMarr cho biết hoạt động tuần tra trên nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh và “bảo vệ quyền tiếp cận những tuyến đường hàng hải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”; cho biết “Các lực lượng của Mỹ hoạt động trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương một cách thường xuyên, trong đó có Biển Đông và mọi chiến dịch đều được thực hiện đúng với luật pháp quốc tế, thể hiện quyết tâm của Mỹ hoạt động tại vùng trời, vùng biển và bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Điều này được áp dụng với Biển Đông và nhiều nơi khác trên thế giới”. Cũng ngay trong những ngày đầu tháng 1, tàu khu trục HMS Argyll của Anh đã tập trận chung với tàu khu trục USS McCampbell trong 6 ngày ở Biển Đông.

Đầu tháng 2/2019, Mỹ (11/2) đã cử hai tầu khu trục hạm có gắn tên lửa hành trình USS Spruance và USS Preble tuần tra vùng 12 hải lý bãi đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ, bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo. Theo Trung tá Clay Doss, hoạt động của hai tàu khu trục trên tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và thách thức những tuyên bố quá đáng về chủ quyền trên biển của Trung Quốc; nhấn mạnh “tất cả các hoạt động này đều tuân thủ luật pháp quốc tế và chứng thực rằng Mỹ sẽ bay, dong buồm và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép không chỉ ở Biển Đông mà còn ở các nơi khác trên toàn cầu”. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết London sẽ điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth mang theo 2 phi đội máy bay chiến đấu F-35 của Anh và Mỹ tới tuần tra ở Biển Đông nhằm chống lại những bên vi phạm luật pháp quốc tế trong khu vực.

Trong khi đó, một đồng minh khác của Mỹ, Canada (6/2) cho biết đã điều ba tàu hải quân gồm tàu hộ tống HMCS Ottawa, tàu hộ tồng HMCS Regina và tàu tiếp tế MV Asterix tham gia các hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Ba tàu sẽ đến Trân Châu cảng ở Hawaii, sau đó tàu Ottawa tham dự cuộc tập trận chống ngầm với hải quân Mỹ rồi quay về Esquimalt sau khoảng một tháng. Tàu Regina và Asterix sẽ tiếp tục chuyến triển khai kéo dài 7 tháng và tham gia nhiều hoạt động huấn luyện, tập trận, thăm cảng các đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông…

Phản ứng lạ lùng của Trung Quốc – im hơi chịu trận

Trái ngược so với những phản ứng trước đây, Trung Quốc hầu như không có các hành động khiêu khích, ngăn chặn hoạt động của Mỹ và các nước đồng minh ở Biển Đông. Trung Quốc chủ yếu thông qua các kênh ngoại giao để đưa ra các tuyên bố “nhẹ nhàng” và có phần “lép vế” so những năm trước. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chỉ sử dụng các giọng điệu cũ rích khi cho rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông” và rằng hoạt động của Mỹ và đồng minh là “vi phạm luật pháp Trung Quốc”, đồng thời kêu gọi các nước trên “chấm dứt hành động trên, tránh ảnh hưởng quan hệ song phương”. Về khía cạnh quân sự, Trung Quốc mới chỉ thông qua Đài truyền hình CCTV để công bố về việc triển khai tên lửa DF-26 ở khu vực Tây Bắc, cho rằng tên lửa trên có tầm bắn bao trùm Biển Đông.

Trong khi đó, những năm trước, Trung Quốc thường làm rùm beng vấn đề và đưa ra các hoạt động khiêu khích, đáp trả nhằm ngăn chặn Mỹ và đồng minh hiện diện ở Biển Đông. Điển hình vụ gần đây nhất là tàu chiến của Trung Quốc chạy cắt mặt tàu Mỹ với khoảng cách 40m khi tuần tra ở Biển Đông.

Giới chuyên gia, học giả và truyền thông nhận định, việc Trung Quốc cố “im hơi lặng tiếng” và chấp nhận bị “bắt nạt” ở Biển Đông là do một số nguyên nhân sau.

Thứ nhất, trong năm 2019, Trung Quốc có nhiều sự kiện lớn như sẽ tổ chức Hội nghị Trung ương 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc (3/2019), tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập Trung Quốc (1/10/2019)… vì vậy Trung Quốc muốn có môi trường hòa bình để tổ chức các sự kiện trên, tránh để Mỹ và các nước lên án, chỉ trích.

Thứ hai, Trung Quốc đang bị Mỹ dùng chiêu bài thương mại và thuế quan gây sức ép, khiến Bắc Kinh bị thiệt hại nặng nề về kinh tế. Trung Quốc cố gắng chịu đựng Mỹ và các nước đồng minh trong vấn đề Biển Đông để mặc cả với Mỹ trong vấn đề thương mại.

Thứ ba, phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) và sự phản đối của cộng đồng quốc tế về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông bắt đầu có hiệu quả, khiến Trung Quốc phải xem xét lại một cách cẩn trọng trong khi tiếp cận vấn đề Biển Đông, tránh để bị cộng đồng quốc tế cô lập và lên án.

Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc cố nín nhịn các nước chỉ là dấu hiệu bên ngoài, không loại trừ khả năng Bắc Kinh đang ấp ủ âm mưu lớn ở Biển Đông như công bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Nhìn chung, các nước cần hết sức chú ý và theo dõi sát các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh sẽ không vĩ bị Mỹ hay các nước lên án, khiêu khích mà chấp nhận từ bỏ âm mưu độc chiếm Biển Đông. Hành động im lặng vừa qua của Trung Quốc chỉ là nhất thời và nó nằm trong kế hoạch tổng thể của Bắc Kinh về Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới