Tuesday, December 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đang tìm cách “ve vãn” Thái Lan: Nước Chủ tịch ASEAN...

TQ đang tìm cách “ve vãn” Thái Lan: Nước Chủ tịch ASEAN 2019

Truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tin Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 16/2 đã có chuyến thăm chính thức tới Thái Lan (nước đang giữ chức Chủ tịch ASEAN 2019), một trong những nội dung được hai bên tập trung bàn thảo là tình hình Biển Đông. Giới quan sát cho Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo, gây sức ép để Thái Lan có cách ứng xử có lợi cho của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông khi làm Chủ tịch ASEAN 2019.

Ngoại trưởng TQ Vương Nghị tại Chiang Mai, Thái Lan hôm 16/2/2019. Nguồn: Xinhua

TQ tiếp tục biện minh Biển Đông đang ổn định, hợp tác và phát triển

Theo báo chí Trung Quốc loan tin, trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Thái Lan hôm 16/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đã tổ chức các cuộc tham vấn chiến lược và trao đổi quan điểm về vấn đề Biển Đông. Phía Trung Quốc tiếp tục cho rằng “tình hình Biển Đông đang ổn định, hợp tác phát triển”. Các nỗ lựccủa ASEAN và Trung Quốc trong việc thúc đẩy đối thoại, quản lý sự khác biệt và hợp tác sâu sắc ngày càng được tăng cường, củng cố.Hai nhấn mạnh “các nước liên quan nên tiếp tục nỗ lực giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua các cuộc đàm phán và đàm phán thân thiện”.Vì cả Trung Quốc và ASEAN đều là các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), nên Trung Quốc và ASEAN nên hợp tác để bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông theo luật pháp, cũng như duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Theo Tân hoa xã, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đánh giá cao đề xuất của Trung Quốc về việc hoàn tất các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông trong vòng ba năm. Ông cho biết Thái Lan sẵn sàng bắt tay với các nước ASEAN khác để đẩy nhanh các cuộc tham vấn nhằm đưa ra các quy tắc khu vực phù hợp với thực tế của khu vực và được tất cả các bên tuân thủ để mang lại lợi ích cho khu vực và cộng đồng quốc tế.

Thái Lan đang chịu sức ép lớn từ TQ, nhất là trong vấn đề Biển Đông

Với những lời có cánh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng Trung Quốc và Thái Lan là láng giềng gần và là đối tác chiến lược toàn diện. Trung Quốc kiên quyết ủng hộ việc xây dựng ASEAN và sẽ hỗ trợ đầy đủ cho Thái Lan trong việc hoàn thành nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của ASEAN 2019. Trung Quốc hy vọng Thái Lan có thể tích cực thúc đẩy sự kết nối giữa Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và ASEAN để nâng cao mức độ hợp tác quốc phòng và an ninh. Theo ông Vương, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Thái Lan. Hai bên cần đẩy nhanh việc thúc đẩy dự án đường sắt Trung Quốc – Thái Lan, mở ra mô hình hợp tác ba bên. Về phần mình, Ngoại trưởng Thái Lan hoan nghênh sự hỗ trợ liên tục của Trung Quốc và cho rằng BRI do Trung Quốc đề xuất mang lại nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển của chính Thái Lan và hợp tác Trung – Thái. Ông cho biết Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đang mong chờ tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ hai vì Hợp tác Quốc tế. Ông nói thêm rằng Thái Lan kỳ vọng Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy hòa bình và phát triển toàn cầu.

Trong vấn đề Biển Đông, do là nước không tham gia trực tiếp các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nên nhìn chung, Thái Lan thường giữ quan điểm trung lập, tìm cách cân bằng các mối quan hệ quốc tế. Đặc biết, Thái Lan tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc khi đề cập đến vấn đề Biển Đông. Với vai trò điều phối viên trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc, Thái Lan cũng trở thành đối tượng tranh thủ và chịu tác động mạnh của Trung Quốc. Ông Vương Nghị đã chọn Thái Lan là 1 trong 4 nước đi thăm đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Trung Quốc khi nhậm chức tháng 5/2013. Thái Lan chính thức nhận bàn giao chức Chủ tịch ASEAN 2019 từ Singapore tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33. Hiện nay, Thái Lan có xu hướng ủng hộ quan điểm chung của các nước ASEAN với một số điểm cơ bản như giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế; duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông; thực hiện nghiêm túc Tuyên bố 6 điểm của ASEAN và DOC, sớm xây dựng COC. Thái Lan muốn thông qua vấn đề Biển Đông để nâng cao vai trò vị trí của Thái Lan trong ASEAN. Hơn nữa, do những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua là nguy cơ đe doạ hoà bình ổn định của khu vực, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Thái Lan nên là một thành viên trong cộng đồng ASEAN, Thái Lan không thể thờ ơ trước những căng thẳng ngày một leo thang ở Biển Đông. Tuy nhiên, do có quan hệ đối tác khá chặt chẽ về kinh tế lẫn quân sự với Trung Quốc, phần nữa là nước này vừa trải qua một giai đoạn nhiều biến động về chính trị cũng như phải đối phó bất ổn tại miền Nam nên Thái Lan phải cân nhắc thận trọng trước mỗi việc làm của họ liên quan đến Biển Đông.

Giới học giả tại Thái Lan cho rằng mặc dù là nước không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song khu vực này có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Thái Lan. Đây là biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thông qua eo biển Basi nằm giữa Philippines – Đài Loan và eo biển Đài Loan. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Hàng năm, có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông, khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Về mặt tài nguyên thiên nhiên, Biển Đông rất giàu tài nguyên cả nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật. Về tài nguyên hải sản, với khoảng 2000 loài cá khác nhau và các loài đặc sản khác (tôm, cua, trai, tảo biển,…) là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng đối với người dân Thái Lan từ xưa đến nay. Về kinh tế, Thái Lan là một nước công nghiệp mới, xuất khẩu giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy tuyến đường biển đối với Thái Lan hết sức quan trọng, giúp nền kinh tế nước này vươn ra bên ngoài và ngược lại. Một khi Biển Đông bất ổn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Thái Lan. Vì vậy, việc có quan điểm và hành động phù hợp với lợi ích chung của các nước theo đúng luật pháp quốc tế và xu thế phát triển tiến bộ chung của thế giới là vấn đề lớn đặt ra đối với Thái Lan hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước này đang chịu sự lôi kéo mạnh mẽ của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới